Chiến tranh biên giới Tây Nam đã lùi xa cách đây
40 năm nhưng những ký ức về một tập đoàn khát máu - Tập đoàn Khmer Đỏ vẫn đang
còn là một ký ức vô cùng tàn bạo và rùng rợn đối với cả dân tộc Việt Nam và dân
tộc Campuchia. Trước những tội ác trắng trợn, không có gì có thể chối cãi đó
thế nhưng trong giai đoạn hiện nay các thế lực thù địch, phản động vẫn thường
xuyên sử dụng những luận điệu sai trái của mình để xuyên tạc lịch sử và tuyên
truyền, khiêu khích phản động hòng phá hoại đi hình ảnh đẹp về tình đoàn kết,
hữu nghị ngàn đời nay của 2 nước láng giềng anh em.
Thật khó để chúng ta có thể tin vào quan điểm cho rằng “Việt
Nam đã từng xâm lược Campuchia”. Thử hỏi xem khi một người bạn, người anh em
láng giềng của mình đang nức nghẹn từng lời, kêu gọi cần sự giúp đỡ, tiếp sức
của bạn bè quốc tế trước nạn diệt chủng tàn bạo của Tập đoàn Khmer Đỏ đối với
chính dân tộc, đồng bào của mình, và đó cũng là nhiệm vụ thiêng liêng phải bảo
vệ lãnh thổ phía Tây Nam của tổ quốc truớc sự tấn công của Đội quân khát máu
Pôn Pốt thì liệu rằng Việt Nam tham gia vào chiến trường Campuchia có phải là
một cuộc chiến tranh phi nghĩa hay không? Có thể thấy, càng tiến sâu vào tìm
hiểu lịch sử Campuchia, tội ác của bè lũ Pôn Pốt càng hiện rõ trước mắt và
không khỏi căm phẫn. Nhà cửa, các công trình công cộng bị đốt cháy, những cột
nhà đen nhẻm trơ trọi bốc khói mù mịt; ruộng vườn của nhân dân cũng bị quân
diệt chủng tàn phá tan hoang, cây cối gẫy đổ ngả nghiêng khô héo; thi thể người
và xác động vật bị giết bốc mùi nồng nặc dưới cái nắng gay gắt của mùa khô;
quân Pôn Pốt đào hố chôn lấp không hết, chúng khiêng xác vứt giữa đường, mùi
hôi thối tanh tưởi bốc xa hàng cây số... Mặt khác có nhiều nhân chứng lịch sử
đã khẳng định rằng họ được sống là nhờ sự cứu giúp của bộ đội Việt Nam trước
giờ bị Pôn Pốt hành huyết. Những gì chúng ta nêu ra ở trên càng chứng minh rõ
các quan điểm mà thế lực chống phá lại càng thêm sai trái.
Từ những luận điệu, quan điểm sai trái
trong phát biểu ngày 31/5/2019 của Thủ tướng Lý Hiển Long phần liên
quan đến Việt Nam và Campuchia giai đoạn 1979-1980, chúng ta phải có
cái nhìn và nhận thức đúng đắn về lịch sử, đừng vì chưa hiểu rõ lịch sử mà bị
những tác động tiêu cực làm cho bản thân xuất hiện những quan điểm, tư tưởng
sai trái, vì đó mà mất đi niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước
và bản chất tốt đẹp của QĐNDVN. Bên cạnh đó các cơ quan, tổ chức cần đẩy mạnh
các hoạt động tuyên truyền, giáo dục trong quần chúng nhân dân về các bài học
lịch sử để ai cũng biết rõ lịch sử, nắm chắc lịch sử tránh bị tác động từ các
thế lực thù địch. Chúng ta có thể khẳng định: “Cuộc chiến tranh biên giới Tây
Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng của Khmer Đỏ là hoàn toàn
chính nghĩa, là công lao to lớn của Việt Nam đóng góp vào sự nghiệp tiến bộ của
nhân loại và hòa bình trên thế giới”./.
Đức Hiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét