Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

Cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc về “NHÂN QUYỀN” nước ta



mới đây, trên trang mạng xã hội danlambao xuất hiện bài viết: “Triển vọng Nhân quyền Việt Nam trong năm 2019?” của kẻ chống phá đảng, nhà nước ta, đó là LS Nguyễn Văn Thân. Y đưa ra những luận điểm sai trái xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian qua.
1. Quyền con người được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm quyền con người và quyền dân chủ. Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Từ đó, vấn đề nhân quyền đã được hiến định trong các bản Hiến pháp Việt Nam. Hiến pháp đầu tiên năm 1946, lời nói đầu đã khẳng định ba nguyên tắc cơ bản của bản: 1) Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo; 2) Đảm bảo các quyền tự do, dân chủ; 3) Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân Trong đó, chương “Quyền và nghĩa vụ của công dân” được xếp thứ 2 gồm 18 điều. Đặc biệt tại Điều 21 ghi nhận: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia”. Các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013 các quyền của công dân được quy định, bổ sung và cụ thể hóa hơn để đi đến hoàn thiện.
 Hiến pháp hiện hành của Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) dành một chương (chương 2) với 36 điều (từ điều 14 đến điều 49) hiến định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Việc hiến định, hiện thực hóa quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 là sự tiếp nối, kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, đồng thời chuyển hóa sâu sắc nhiều nội dung, tinh thần các Công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự, quyền kinh tế, văn hóa, nhân quyền…; tạo nền tảng pháp lý cao nhất bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được thực hiện, đáp ứng mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Đến nay, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua hơn 85 luật, pháp lệnh. Trong đó, có nhiều luật quan trọng về quyền con người đã được ban hành như: Bộ luật hình sự năm 2015; Bộ luật dân sự năm 2015; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Luật thi hành tạm giữ tạm giam năm 2015; Luật tiếp cận thông tin năm 2016; Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016; Luật Báo chí năm 2016; Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017… Như vậy, những thành tựu to lớn về lập pháp mà Việt Nam đã đạt được hơn 70 năm là yếu tố về pháp lý lâu dài về quyền con người ở Việt Nam.
Minh Lý


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét