Bản chất của
hình thức này là chúng (các đối tượng phản động) mượn những hoạt động dân sự ôn
hòa và hợp pháp, như: bảo vệ môi trường, thiện nguyện hay biểu diễn nhạc... để
lôi kéo đám đông. Mỗi lần chính quyền xử lý các hoạt động như vậy, chúng sẽ khiến
dân chúng và quốc tế có thiện cảm với phong trào đối lập, vì nghĩ rằng các nhà
đối lập vô tội và bị xử oan. Còn nếu chính quyền không xử lý thì các nhóm đối lập
sẽ có đủ thời gian để xây dựng lực lượng và uy tín thông qua những hoạt động
dân sự tưởng chừng vô hại đó. Khi đã có lực lượng, mối quan hệ và lôi kéo được
cảm tình của đám đông, các nhóm đối lập sẽ phát động cách mạng đường phố để lật
đổ chính quyền. Chiến lược này đã được sử dụng lặp đi lặp lại trong cuộc
"cách mạng màu", "mùa xuân Ả-rập" như đã diễn ra ở một số
quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Chúng luôn núp
dưới cái bóng vì tương lai, vì sự phát triển của dân tộc nhưng thực tế những hoạt
động đó chỉ nhằm mục tiêu phá hoại, chọc gậy, ném đất đá vào bánh xe phát triển
của đất nước. Đôi khi, một hạt cát có thể làm hỏng một cỗ máy, một trào lưu núp
bóng dân sinh có thể tạo ra những đám cháy nguy hiểm, đe dọa an ninh chính trị
của đất nước.
Vì thế, đã đến
lúc các cơ quan chức năng phải vào cuộc, xử lý nghiêm minh. Phải sớm xử lý các
trang mạng xã hội chuyên kích động, tập hợp lực lượng và tổ chức các cuộc tụ tập,
biểu tình như đã xảy ra ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Bình Thuận… Bài học từ các vụ tụ tập,
biểu tình phản đối thay thế cây xanh ở Hà Nội cho thấy, có nguyên cớ ban đầu từ
một số trang facebook kêu gọi, kích động người dân. Vì thế, cần sớm tìm ra những
đối tượng cầm đầu, điều hành những fanpage, phối hợp với các cơ quan quản lý mạng
xã hội để xử lý.
Đối với chính
quyền các địa phương, phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực lãnh đạo, quản lý; khắc
phục triệt để những hạn chế, bất cập, khuyết điểm trong quản lý KT-XH, giải quyết
thỏa đáng những vướng mắc, mâu thuẫn ở cơ sở, không để kẽ hở cho các thế lực
thù địch lợi dụng, bóp méo, chống phá.
Đối với người dân, cần nêu cao tinh thần cảnh giác trước những lời kêu gọi
đấu tranh vì môi trường, vì dân sinh, dân chủ. Đấu tranh vì quyền lợi chính
đáng là cần thiết nhưng trước hết phải đúng pháp luật và phải dựa vào pháp luật,
dựa vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, không nên chủ quan, thiếu suy nghĩ để vô
hình trung tiếp tay cho các thế lực phản động phá hoại môi trường hòa bình, ổn
định để phát triển đất nước./.
Đức Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét