Từ đầu những năm 90 của thế
kỷ XX đến nay, trong suốt gần 30 năm qua, lợi dụng sự sụp đổ của mô hình chủ
nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu, các thế lực thù địch tăng
cường sử dụng vấn đề quyền con người (QCN) và dân chủ làm công cụ để đẩy mạnh
chống phá chế độ chính trị - xã hội ở nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Có thể khái quát như sau (1):
Về phương thức hoạt động: Lấy
chống phá về chính trị, tư tưởng làm khâu đột phá; lấy mua chuộc kinh tế làm
mũi nhọn; lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo làm ngòi nổ;
dùng ngoại giao để hỗ trợ, hậu thuẫn.
Về mục tiêu hoạt động: Tuyên
truyền xuyên tạc, phủ nhận các giá trị lý luận - thực tiễn về QCN để chống phá
nền tảng tư tưởng xã hội chủ nghĩa (XHCN) của QCN ở Việt Nam. Tiến hành các
hoạt động chống phá thực tiễn bảo đảm QCN trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế,
tôn giáo, dân tộc, thông tin, truyền thông, giáo dục - đào tạo, văn hóa nghệ
thuật, tư pháp,... kể cả hợp tác quốc tế, nhằm thúc đẩy sự chệch hướng XHCN của
công cuộc đổi mới ở nước ta. Tuyên truyền, ca ngợi các giá trị của nhân quyền
tư sản nhằm kích động, cổ vũ việc phân hóa, chuyển hóa tư tưởng chính trị XHCN,
đồng thời thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” sang tư tưởng nhân quyền tư
sản, trước tiên trong nội bộ Đảng, Nhà nước ta.
Về nền tảng tư tưởng: Về mặt
tư tưởng, là hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa (TBCN) thường được nhân danh “tư
tưởng văn hóa phương Tây” hoặc “quan niệm của các quốc gia phát triển” với nội
dung cơ bản là: quan niệm một cách phiến diện, có khi tuyệt đối hóa quyền cá
nhân và các quyền dân sự, chính trị đến mức đồng nhất chúng với QCN nói chung;
coi nhẹ quyền của tập thể, của dân tộc và chủ quyền quốc gia; coi nhẹ tính bình
đẳng của các chủ thể quyền và các nội dung quyền, nhất là các quyền kinh tế, xã
hội, văn hóa, vốn chiếm vị trí cơ bản và là yêu cầu có tính bức thiết đối với
các nước đang phát triển như Việt Nam.
Về mặt chính trị, là biểu
hiện của chủ nghĩa đế quốc về văn hóa, coi tư tưởng nhân quyền phương Tây mang
tính phổ quát toàn nhân loại, thậm chí cao hơn chủ quyền quốc gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét