Sự dè dặt, thận trọng quá mức và khôn mẫu thường đem
đến cảm giác an toàn cho người phát biểu nhưng trong nhiều trường hợp, nó thật
sự chưa thể lột tả được bản chất của vấn đề. Có thể thấy được nguyện vọng thiết
tha của mọi đảng viên và công dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ
quyền lãnh thổ, trên đất liền, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, trong xây dựng
Đảng, củng cố Nhà nước, xây dựng đất nước, trong việc không ngừng nâng cao đời
sống nhân dân. Đó luôn là nguyện vọng, là quyền đòi hỏi chân chính và cấp bách.
Đòi hỏi ấy đang đứng trước những thách thức to lớn. Tôi
muốn trước hết đề cập đến vấn đề kinh tế và tư tưởng. Kinh tế có mạnh, tư tưởng
có vững, cả dân tộc có đoàn kết thống nhất, thì Quân đội mới có khả năng để trở
thành một quân đội vô địch. Không có một quân đội mạnh trên nền tảng một xã hội
chia rẽ, mất tinh thần, không sẵn sàng chiến đấu, đất nước thiếu sinh lực. Sức
mạnh của quân đội, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc phải trên cơ sở sức mạnh của quốc
gia. Đó là sức mạnh tổng hợp của cả chính trị, kinh tế, tư tưởng; của quân đội
và nhân dân; tiền tuyến và hậu phương; đối nội và đối ngoại... Tôi hoàn toàn
tin tưởng rằng dân giàu, nước mạnh và đặc biệt là đoàn kết toàn dân tộc thì kẻ
thù nào cũng sẽ không dám xâm lược nước ta, nếu có, chúng chỉ chuốc lấy thất
bại mà thôi.
Về kinh tế, sau nhiều năm đất nước phát triển đầy hưng
phấn, nay do nhiều nguyên nhân, cả bên trong và bên ngoài, đang lâm vào tình
trạng suy giảm. Nguyên nhân bên trong có nhiều nhưng trong đó phải kể đến khuyết
điểm của lãnh đạo và quản lý... Gần đây, báo chí và dư luận hằng ngày đề cập
đến những “nhóm lợi ích”, đâu đó có hành vi thâu tóm quyền lực kinh tế làm cho
lòng dân không yên, các định chế tài chính hoạt động bộc lộ yếu kém, nợ công
cao, đầu tư dàn trải và tệ tham nhũng, lãng phí gây thiệt hại nghiêm trọng các
nguồn lực quốc gia; lạm phát ở mức cao; thu nhập thực tế và đời sống của người
dân khó khăn hơn; cùng với các tai, tệ nạn xã hội có dịp bùng phát; lối sống
ích kỷ, suy đồi, vô cảm, vô trách nhiệm hiện diện ở nhiều lĩnh vực của cuộc
sống... Tất cả những thực tế đó làm suy giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và
nhân dân.
Về tư tưởng, chưa bao giờ như trong vòng một năm qua, xuất hiện rất nhiều dư luận, trong đó có những tư tưởng và dư luận nguy hiểm, gây chia rẽ trong Đảng, giữa Đảng với nhân dân; cá biệt có người đòi “phi chính trị hóa quân đội”. Thử hỏi trên thế giới này có ở đâu và bất cứ việc gì lại ít nhiều không mang tính chính trị? Họ khoét sâu những yếu kém trong lãnh đạo, quản lý đất nước hoặc những khuyết điểm, sai phạm của một số cán bộ để gây phân tâm trong dư luận xã hội và ở chừng mực nào đó, họ đã đạt được những “kết quả” nhất định, làm cho xã hội trở nên bất ổn hơn. Không thể không đề cập đến một mối lo ngại trong xã hội về khả năng xảy ra xung đột trong khu vực, liên quan đến ViệtNam; lo ngại về khả năng ứng phó của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta trong tình hình thế giới rất khó lường hiện nay. Đã có nhiều cuộc đối thoại trong, ngoài nước và nhiều bài viết trên báo chí về chủ đề này. Một số hãng tin nước ngoài đã dùng chủ đề này như một phương tiện hữu hiệu để chuyển sự chú ý của dư luận theo hướng phục vụ cho ý đồ của họ. Có những trang mạng xã hội còn gây nghi ngờ trong nhân dân về chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, thậm chí họ còn vu cáo, xuyên tạc rằng Đảng ta “bán rẻ đất nước”. Những luận điệu kiểu đó rất nguy hiểm, cần phải cảnh giác, bởi nếu không, nó sẽ gieo những mầm mống độc hại, cùng với những áp lực xuất phát từ những khó khăn trước mắt về kinh tế và tư tưởng, làm cho đất nước ta càng thêm khó khăn. Sự hình thành và phát triển của Đảng đã chứng minh, Đảng ta không ngại phê bình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có loại phê bình xây dựng và có loại phê bình không phải là xây dựng, thậm chí là phá hoại. Không phải ai và lúc nào cũng phân biệt được sự phê bình xây dựng với sự phê bình phá hoại, và trong những lúc trắng đen chưa rõ ràng, thì dư luận dễ bị lạc hướng; những thiện chí bị lợi dụng bởi những tư tưởng có hại, đầu độc bầu không khí chính trị của đất nước. Nếu chúng ta không ý thức đúng mức những lo lắng của cộng đồng và bị những tư tưởng độc hại chi phối, sẽ bị dao động về ý chí, thậm chí bất mãn, ngả theo kẻ xấu, trở thành công cụ cho bất kỳ kẻ nào thừa cơ hội đứng lên khoác áo “nghĩa hiệp” và đưa đất nước đi đến chỗ hỗn loạn. Tình trạng suy giảm kinh tế và sự suy thoái về tư tưởng chính trị nếu không được sớm chặn đứng, sẽ đặt tương lai của đất nước ta trước thử thách khốc liệt. Đúng như nhận định của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) là những nguy cơ đó liên quan đến sự “tồn vong” của chế độ, đồng thời nó cũng đe dọa trực tiếp đến sự thành công của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Về tư tưởng, chưa bao giờ như trong vòng một năm qua, xuất hiện rất nhiều dư luận, trong đó có những tư tưởng và dư luận nguy hiểm, gây chia rẽ trong Đảng, giữa Đảng với nhân dân; cá biệt có người đòi “phi chính trị hóa quân đội”. Thử hỏi trên thế giới này có ở đâu và bất cứ việc gì lại ít nhiều không mang tính chính trị? Họ khoét sâu những yếu kém trong lãnh đạo, quản lý đất nước hoặc những khuyết điểm, sai phạm của một số cán bộ để gây phân tâm trong dư luận xã hội và ở chừng mực nào đó, họ đã đạt được những “kết quả” nhất định, làm cho xã hội trở nên bất ổn hơn. Không thể không đề cập đến một mối lo ngại trong xã hội về khả năng xảy ra xung đột trong khu vực, liên quan đến ViệtNam; lo ngại về khả năng ứng phó của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta trong tình hình thế giới rất khó lường hiện nay. Đã có nhiều cuộc đối thoại trong, ngoài nước và nhiều bài viết trên báo chí về chủ đề này. Một số hãng tin nước ngoài đã dùng chủ đề này như một phương tiện hữu hiệu để chuyển sự chú ý của dư luận theo hướng phục vụ cho ý đồ của họ. Có những trang mạng xã hội còn gây nghi ngờ trong nhân dân về chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, thậm chí họ còn vu cáo, xuyên tạc rằng Đảng ta “bán rẻ đất nước”. Những luận điệu kiểu đó rất nguy hiểm, cần phải cảnh giác, bởi nếu không, nó sẽ gieo những mầm mống độc hại, cùng với những áp lực xuất phát từ những khó khăn trước mắt về kinh tế và tư tưởng, làm cho đất nước ta càng thêm khó khăn. Sự hình thành và phát triển của Đảng đã chứng minh, Đảng ta không ngại phê bình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có loại phê bình xây dựng và có loại phê bình không phải là xây dựng, thậm chí là phá hoại. Không phải ai và lúc nào cũng phân biệt được sự phê bình xây dựng với sự phê bình phá hoại, và trong những lúc trắng đen chưa rõ ràng, thì dư luận dễ bị lạc hướng; những thiện chí bị lợi dụng bởi những tư tưởng có hại, đầu độc bầu không khí chính trị của đất nước. Nếu chúng ta không ý thức đúng mức những lo lắng của cộng đồng và bị những tư tưởng độc hại chi phối, sẽ bị dao động về ý chí, thậm chí bất mãn, ngả theo kẻ xấu, trở thành công cụ cho bất kỳ kẻ nào thừa cơ hội đứng lên khoác áo “nghĩa hiệp” và đưa đất nước đi đến chỗ hỗn loạn. Tình trạng suy giảm kinh tế và sự suy thoái về tư tưởng chính trị nếu không được sớm chặn đứng, sẽ đặt tương lai của đất nước ta trước thử thách khốc liệt. Đúng như nhận định của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) là những nguy cơ đó liên quan đến sự “tồn vong” của chế độ, đồng thời nó cũng đe dọa trực tiếp đến sự thành công của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Phương Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét