Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

Mỗi chúng ta phải là những “chiến binh” trên mạng xã hội



Theo thống kê của cơ quan chức năng, Việt Nam là quốc gia có số người sử dụng internet, mạng xã hội lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tính đến nay, Việt Nam đã có trên 70 triệu người dùng internet, chiếm khoảng 75% dân số cả nước, cao thứ 12 trên thế giới và thứ 6 châu Á. Đối với mạng xã hội, Việt Nam đã có hơn 70 triệu người dùng zalo, 60 triệu người dùng Facebook và là 1 trong 10 nước có số người dùng Youtube cao nhất thế giới, trong số đó, sinh viên, tri thức trẻ là lực lượng đông đảo, thường xuyên nhất với khoảng trên 80% vào mạng mỗi ngày.
Với đặc điểm nổi bật là tốc độ kết nối nhanh, phạm vi chia sẻ rộng, hiệu quả tác động lớn, internet, mạng xã hội trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người, tác động trực tiếp và có thể làm thay đổi nhận thức, hành vi của mỗi cá nhân cũng như sự phát triển của xã hội. Như bài viết của Võ Văn Thưởng- Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban tuyên giáo Trung ương; Truyền thông xã hội đóng vai trò như là một thứ “ quyền lực” vượt mặt truyền thông chính thống, thách thức các biện pháp quản lý kỹ thuật của các quốc gia, ngoài những mặt tích cực còn bộc lộ mặt tiêu cực, ẩn chứa những nguy cơ phức tạp, khó lường, thậm chí có khả năng chia rẽ sâu sắc, kích động hận thù trong cộng đồng xã hội, nhất là trong các nước có sắc tộc, tôn giáo. Đây cũng chính là môi trường thuận lợi để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, chống đối chính trị, tạo kênh thông tin để tiến hành các thủ đoạn nhằm thực hiện các mục tiêu “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam.
Các thế lực phản động đã thiết lập hàng nghìn trang Website, blog, tài khoản Facebook, trang Fanpage với hầu hết máy chủ đặt ở nước ngoài, tổ chức hàng trăm chiến dịch tuyên truyền, phát tán với tần suất và số lượng lớn các tin, bài bình luận, videoclip... có nội dung xấu, độc, thật, giả, trắng đen lẫn lộn, tạo tâm lý tò mò và hiệu ứng đám đông, qua đó, khuyến khích mọi người, nhất là lớp trẻ trao đổi, thu nhận thông tin, bày tỏ quan điểm cực đoan, làm “nóng” các vấn đề xã hội, từ đó, gieo rắc sự hoài nghi, bi quan, chán nản, dẫn đến mất phương hướng chính trị, giảm sút lòng tin vào Đảng, vào chế độ, tạo nguy cơ “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, Nhà nước, Quân đội cũng như các cơ quan, đơn vị.
Đối với Quân đội, các phần tử phản động tập trung chống phá đường lối, chính sách quân sự, quốc phòng, đòi “phi chính trị hóa” Quân đội, “Quân đội trung lập về chính trị, không cần đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Chúng phát tán trên mạng xã hội những vụ việc và những sai phạm ở một số đơn vị; bôi nhọ, nói xấu một số cán bộ, tướng lĩnh quân đội cả đương chức cũng như đã nghỉ hưu, nhằm làm mất uy tín quân đội, phai nhạt phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, chia rẽ tình đoàn kết quân dân.
Các quan điểm sai trái trên internet, mạng xã hội rất nguy hại, có thể tác động đến tư tưởng chính trị, dẫn đến giảm sút niềm tin, ý chí quyết tâm, tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên, chiến sỹ trong Quân đội không vững vàng, ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức, lối sống có thể dẫn đến tha hóa, biến chất ở họ, dẫn đến một số ít cán bộ, đảng viên “tự chuyển biến”, tự chuyển hóa. Do vậy mỗi cán bộ, học viên, thanh niên và tất cả cộng đồng dân tộc Việt Nam tham gia truyền thông xã hội cần phải nhận diện đúng đắn những thông tin xấu độc, tránh bị lợi dụng, nắm không chắc mà vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động chống phá cách mạng nước ta.
Bá Thưởng 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét