Không bỗng nhiên, toàn thể nhân
dân Việt Nam chọn Đảng Cộng sản mà không phải là Việt Nam cộng hòa hay một Đảng
phái bất kỳ, mà bởi, thực tê chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới thực sự vì quyền
lợi của quần chúng nhân dân, vì thế họ cam tâm, tình nguyện bảo vệ và đi theo
Đảng, dấn thân vào con đường cách mạng, và họ đã đúng. Quả thật nếu không có
Đảng, có Bác thì có lẽ kiếp bùn đen nô lệ vẫn chưa có hồi kết. Chế độ Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm đứng đấu
luôn rêu rao vì nhân dân, phụng sự nhân dân (như cách đám "rận chủ"
hiện nay đang làm), nhưng những hành động của chúng trên thực tế cho người dân
thấy chúng cũng chỉ là lũ chó săn, cẩu nô, tay sai cho địch ám hại đồng bào.
Tại thời điểm đó, nếu so về thực
lực kinh tế, quân sự có lẽ Đảng ta kém Việt Nam cộng hòa nhiều phần (bởi chúng
được sự hậu thuẫn từ "bố” Mỹ), thế nhưng cái chúng không có được chính
lòng tin của quần chúng nhân dân, thứ quan trọng nhất để duy trì sự tồn tại của
một chế độ và cũng là "thứ" đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam đánh bại
mọi kẻ thù (trong đó có hai kẻ thù lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ)
Mới đây, Andre Sauvageot (Andre)
- cựu đại tá CIA, với những chia sẻ từ những trải nghiệm thực tế của bản thân tại chiến trường Việt Nam, đã tiếp
tục cho chúng ta thấy sức mạnh của thứ "niềm tin bất diệt" đó.
Câu chuyện được bắt đầu bằng một
lời chào hết sức đặc biệt từ một người từng là đại tá CIA sang tham chiến tại
Việt Nam (Andre) "Tôi xin
phép được gọi anh là đồng chí vì chỉ có đồng chí mới không phân biệt giới tính,
tuổi tác, giàu nghèo, sang hèn, giai cấp. Tôi thích gọi anh là đồng chí bởi
bình đẳng và với tất cả những ai tại Việt Nam tôi gặp, tôi đều gọi là đồng chí
hết"
Sau lời chào "sâu tận đáy
lòng" đó, Andre bắt đầu kể: Năm 1964, tôi lúc ấy là đại uý, tôi được cử
sang Việt Nam làm chỉ huy đội biệt kích nhảy dù chuyên tìm và tiêu diệt Việt
cộng tại bưng biền. Lúc mới sang Việt Nam, tôi tin hoàn toàn vào lời của Chính
phủ Mỹ 100% rằng cuộc chiến mà chúng tôi phát động tại Việt Nam là chính nghĩa,
rằng Việt Nam cộng hoà với sự trợ giúp đến "tận răng" từ Mỹ sẽ giành
chiến thắng. Tuy nhiên, càng đi nhiều, gặp gỡ nhiều người dân và cả nói chuyện
với những chiến sĩ phía cách mạng bị chúng tôi bắt thì tôi thấy bản chất cuộc
chiến này không phải như chính quyền Mỹ nó.
Năm 1970, tôi được tham gia một
cuộc thí nghiệm của CIA với một cán bộ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam bị bắt giữ. Thông tin mà
Tổng nha Cảnh sát của chính quyền Sài Gòn lúc đó cho hay, nữ cán bộ này là nhân
vật cấp cao. Trực tiếp Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan là Tổng Giám đốc Cảnh sát
quốc gia kiêm Giám đốc Nha an ninh quân đội Việt Nam Cộng hòa, phụ trách Phủ Đặc ủy
Trung ương tình báo (Tướng Loan cũng chính là người rút súng bắn thẳng vào đầu
một chiến sĩ biệt động trên đường phố Sài Gòn - PV) tra tấn bà bằng việc đốt cháy đen hai
bàn tay và xét hỏi bà liên tục nhưng đều không moi được bất kỳ thông tin nào.
Cuối cùng, phía Việt Nam Cộng hòa
đành giao nữ cán bộ cho CIA để thử nghiệm một phương pháp mới về tâm lý chiến.
Cụ thể, phương pháp mà CIA sử dụng là phương pháp nhân đạo, dùng vật chất đối
đãi tốt nhằm thuyết phục bà từ bỏ lý tưởng cộng sản. "CIA bố trí cho bà sống tại một biệt thự xa hoa gần sát
con đường trung tâm nối Sài Gòn hoa lệ với sân bay Tân Sơn Nhất với kẻ hầu người hạ, chăm sóc đặc biệt.
Hằng ngày, những nhân viên CIA
rất giỏi tiếng việt, am hiểu về
học thuyết Mác - Lênin và Chủ nghĩa cộng sản nói chuyện liên hồi với bà nhằm "đả thông" tư tưởng. "Sau
một thời gian, CIA không thấy hiệu quả
nên họ gọi tôi nhập cuộc. Tôi bắt chuyện với bà. Bà cũng trò chuyện lại nhưng là những câu chuyện
về gia đình, không liên quan gì tới tổ chức, đồng đội cả. Bà khoe có 2 con
trai, một người con là sĩ
quan của Giải phóng quân và một người con là cán bộ ngoại giao của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đang công tác tại Liên Xô. Bà cũng khuyên tôi đừng thuyết phục bà vô ích vì
không đời nào bà phản
bội lại Tổ quốc, quê hương, phản bội lại con mình, phản bội lại lý tưởng mà bà
đã dấn thân, lựa chọn" - Andre kể. Khẽ đăm chiêu, Andre nhớ lại: "Tôi đành báo cáo với cấp trên rằng nếu cứ tiếp tục để tôi nói chuyện với
bà thì người bị thuyết phục và người từ bỏ "lý tưởng" là tôi chứ
không phải bà ấy".
"Tôi không thể nào quên câu
nói của bà lúc chào tạm biệt tôi: "Có thể ngày mai tôi không được gặp các
con tôi nữa nhưng tôi không hề tiếc nuối về sự lựa chọn của mình. Các ông sẽ
không bao giờ chiến thắng bởi chỉ có Đảng Cộng sản mới là sự lựa chọn của người
dân Việt Nam, mới là chính đảng duy nhất huy động được sức mạnh toàn dân tộc. Dẫu có hy sinh thì nhân dân này, đất nước này rốt
cuộc sẽ giành được độc lập, tự do..." - Andre kể.
"Sau này, một vị chỉ huy
trưởng của Trung tâm huấn luyện cán
bộ của Chính quyền Cộng hoà cũng được mời tới để thuyết phục bà nhưng cũng thất bại. Sau này,
qua thông tin tôi được biết, do không moi được bất cứ thông tin có giá trị nên
chúng đã xử tử bà" - Andre khẽ chùng giọng. "Các anh thắng là đương nhiên!"
Theo Andre, năm 1973, ông được
điều động làm phiên dịch viên cho tướng Woodward - Trưởng phái đoàn Mỹ trong
Ban liên hợp quân sự 4 bên
gồm: Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam, Việt Nam cộng hòa và Mỹ họp ở Sài Gòn trong vòng 2 tháng để thực hiện
Hiệp định Paris. "Cũng chính trong thời gian này, tôi có dịp trò chuyện
với các tướng lĩnh của phía Mặt trận Giải phóng và Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Những vị tướng này không chỉ giỏi về quân sự mà còn giỏi cả về ngoại giao. Có
những tướng lĩnh như vậy, các anh không thắng mới là lạ" - Andre nhận
định.
"Tôi còn nhớ như in cuối
tháng 3/1973, khi tôi
hoàn thành nhiệm vụ tại uỷ ban Liên hợp quân sự, Tướng John Wickhan - Phó Trưởng đoàn có hỏi tôi rằng sao suốt 9
năm qua, anh không đòi về? Việt Nam giờ đã có hoà bình, CIA sẽ bố trí cho anh một biệt thự sang trọng giữa trung tâm
Sài Gòn hoa lệ, sao anh từ chối? Lúc ấy, như một phản xạ tự nhiên, tôi thẳng
thừng: "Chừng nào còn người Mỹ thì Việt Nam làm sao có hoà bình và cũng sẽ
không có cái gọi là danh dự theo như Tổng thông Nixon tuyên bố đâu. Việt Nam cộng hoà sẽ không trụ nổi được. Việt
Cộng sẽ thống nhất được Tổ quốc của mình". Tôi còn nhớ như in ánh mắt đầy
giận dữ của Tướng John Wickhan:
"Là một sĩ quan Mỹ, sao anh lại có ý nghĩ điên rồ như vậy?". Sau này
khi gặp lại giữa Washington DC,
Tướng John Wickhan đã khẽ
bảo tôi rằng": "Andre, anh nói đúng"
Và Andre càng khâm phục về tâm
hồn thánh thiện, bao dung của những người đi theo Đảng, được Đảng soi sáng, ông
kể ""Năm 1993, tôi bắt đầu quay lại Hà Nội. Với vốn tiếng Việt của
mình, tôi dễ dàng vẫy một "đồng chí" đạp xích lô để vòng quanh Hồ Gươm. Lúc ngồi trên xe, "đồng chí" ấy kể
rằng mình lớn lên tại một vùng ngoại ô Hà Nội. Tháng 12/1972, máy bay Mỹ giội bom phá nát xóm nhỏ của gia
đình anh ấy và một quả bom đã giết chết mẹ của anh ấy. Thế nhưng, anh ấy vẫn
bảo rằng: "Có lẽ, mục tiêu của họ là nhà máy xi măng gần nhà tôi thôi, có
lẽ họ không có mục đích giết mẹ tôi...". "Nghe tới đấy, tôi trào nước
mắt anh ạ. Trên thế giới này làm gì có dân tộc nào bao dung và rộng lượng như
vậy đâu. Sự thực là bom Mỹ đã giết chết mẹ đồng chí ấy và hàng triệu người vô
tội khác. Vậy mà mới chỉ sau chừng ấy năm ngắn ngủi. Chúng tôi - những cựu quân
nhân Mỹ thay vì bị đối đãi như kẻ thù thì lại được xem như là khách. Các đồng
chí càng rộng lượng, càng tử tế thì chúng tôi lại càng thấy day dứt và có trách
nhiệm với từng mảnh đất mà bom Mỹ đã giội xuống"
Có thể nói, có được độc lập tự do
ngày hôm nay chính là nhờ niềm tin tuyệt đối của toàn thể nhân dân đối với Đảng
Cộng sản Việt Nam, niềm tin đó được xây dựng bằng sự chân thành, đức độ của
những "công bộc của nhân dân" và như chúng ta biết, lòng tin chính là
một sự tự nguyện, chính vì vậy nên nó sẽ bền chặt hơn thứ phuc tùng bằng mệnh lệnh áp đặt, những chiêu trò ràng buộc đê hèn của Mỹ và tay sai Việt Nam cộng
hòa. Điều đó giải thích tại sao với tiềm lực quân sự hàng đầu thế giới nhưng Mỹ
vẫn không thể thắng nổi một đất nước bé nhỏ như Việt Nam.
Thanh Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét