1.
Vì sao nói từ thói xấu chê bai, dè bỉu đến luận điệu chống phá lại là ranh giới
mong manh?
Để giải thích thấu đáo cho câu hỏi trên,
phải đi từ gốc rễ của vấn đề, đó là từ bản chất, môi trường tương tác và đối tượng
của các hành động chê bai, dè bỉu và luận điệu chống phá.
Về
bản chất, chê bai, dè bỉu và luận điệu chống phá có nhiều điểm tương đồng nhau. Ai cũng biết,
chê bai, dè bỉu là sự đố kỵ, ganh ghét lẫn nhau. Lắm kẻ, chỉ vì hám cái phù danh,
đang tâm lê gót giày lên trên tình bạn hữu, hạ chân lý xuống tận bùn đen. Tưởng
mình như thánh như thần, còn lại toàn là “hạng tôm, tép” cả. Chưa đọc hết, có
khi không thèm xem qua bài văn của người khác, họ đã dài mồm chê bai. Chưa mở lấy
một trang sách, chưa sờ đến một tờ báo của bạn đồng nghiệp, họ đã yên trí là viết
không thành câu, hạ ngay những lời mạt sát thậm tệ. Trong khi trò chuyện, chỉ hết
sức khoe khoang về mình, còn những người khác dù đã lập được biết bao chiến
công trên trận bút trường văn, cũng chỉ đáng một con số không…Vì vậy, họ thường
sử dụng các hành vi như vu khống, đơm điều đặt chuyện, không thành có, tốt
thành xấu… Còn luận điệu xuyên tạc thường là hành vi của những kẻ bất mãn, phản
động, cơ hội chính trị, chống đối chế độ. Chúng thường hành động bất chấp thủ
đoạn, miễn sao đạt mục đích lừa gạt, ru ngủ người nghe. Do có sự tương đồng về
bản chất nên những người hay chê bai, dè bỉu người khác với dụng ý xấu và những
kẻ chuyên chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ thường tìm đến nhau, như kiểu “đồng
bệnh tương lân, đồng khí tương cầu”, “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” vậy.
Dĩ
nhiên là, tư cách, bản lĩnh, lập trường quan điểm của những người hay chê bai,
dè bỉu thường là đề cao bản thân, coi khinh người khác như cỏ rác, thường rơi
vào chủ nghĩa cá nhân. Mà chủ nghĩa cá nhân, như Bác Hồ đã từng nói rằng,
đó là nguyên nhân đẻ ra hàng trăm thói hư tật xấu khác, là kẻ thù lớn nhất của bản
thân mỗi người. Chủ nghĩa cá nhân, nếu không được sửa chữa kịp thời, lâu dần sẽ
khiến bản chất con người thay đổi, từ tốt thành xấu, từ tích cực thành tiêu cực,
từ hăng hái xây dựng thành điên cuồng chống phá. Vì vậy, có thể nói, ranh giới
từ một người hay chê bai, dè bỉu đến kẻ chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế
độ là vô cùng mong manh, khó nhận biết.
Chê
bai, dè bỉu và luận điệu chống phá có cùng môi trường hoạt động, nhất là trong
điều kiện mạng xã hội phát triển vũ bão như hiện nay. Trước đây, khi
mạng xã hội chưa phổ cập, người ta thường chê bai, dè bỉu nhau bằng miệng, lan
truyền theo kiểu một đồn mười, mười đồn trăm… nhưng tác động cũng chỉ trong phạm
vi một làng, một xã, cùng lắm là một huyện. Nhưng hiện nay, không ưng ai, không
vừa ý chuyện gì là mọi người sẵn sàng trút cơn thịnh nộ lên Facebook, Zalo… một
cách vô tội vạ. Mà đây lại chính là môi trường hoạt động chủ yếu của bọn phản động,
thù địch; chúng sẽ nhanh chóng “like”, “share” với những lời chê bai, dè bỉu để
ngoài mặt thì như là chia sẻ, cảm thông với nỗi oan khuất, bực dọc của người
đó, nhưng thực chất là ngấm ngầm tạo đồng minh trong việc tuyên truyền xuyên tạc,
chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Hoạt động này của chúng diễn ra tinh vi, xảo
quyệt, theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Vì vậy, việc chuyển từ chê bai, dè bỉu
sang thái độ chống phá, phản động chỉ trong gang tấc mà thôi.
Như những ngày gần đây, câu chuyện “Đi từ
Bắc vào Nam mất khoảng 20 triệu tiền xăng dầu nhưng mất đến 93 triệu tiền phí
qua trạm BOT”. Đọc đến cái tiêu đề, tác giả đã cười ngặt nghẽo vào mặt người đã
“thêu dệt” nên câu chuyện này. Không hiểu anh ấy (hay cô ấy) đã ngồi trong quán
cà-phê ở hóc hẻm nào để viết nên câu chuyện này mà đâu biết rằng vé xe khách Bắc-Nam
hiện nay chưa đến 1 triệu đồng/ 1 vé (đối với loại xe 50 chỗ). Nhà xe bỏ chi
phí đến hơn 100 triệu để thu về có khoảng 50 triệu tiền vé thì quả thật họ quá
tốt bụng rồi. Vậy mà lượt “like” và “share” của bài viết trên có số lượng rất
“khủng”; đau đớn hơn là hàng trăm lượt bình luận với những lời lẽ dè bỉu hết sức
cay nghiệt đến Đảng, Nhà nước, những nhà lãnh đạo, nhà đầu tư… Cũng may một số
trang web đã kịp thời phát hiện ra cái sai và gỡ bỏ bài đăng nhưng cũng đã để
các phần tử cơ hội, phản động kịp thời chớp lấy và làm dấy lên dư luận bất
bình, tạo mảnh đất màu mỡ để chúng hoạt động chống phá.
Thực
tế,
rất nhiều kẻ phản động xuất thân từ những kẻ bất mãn, chuyên chê bai, dè bỉu chế
độ và nhân dân như Bùi Tín, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Lập… Công bằng mà nói,
thì đây cũng là những kẻ có chút thực tài, nhưng cái tài của họ chưa phải là lỗi
lạc, xuất chúng. Chỉ vì, bất mãn vì cái tài của mình chưa được xã hội thừa nhận
rộng rãi, chưa được “đền đáp” theo ước vọng “ngông cuồng”, những ý kiến đóng
góp của mình chưa đủ lý lẽ để thuyết phục được Đảng, Nhà nước phải thay đổi đường
lối, chính sách nên cay cú, giở giọng chê bai, dè bỉu trên mạng xã hội. Cuối
cùng, rơi vào nanh vuốt của bọn phản động, trở thành những kẻ bán nước hại dân.
2.
Để ngăn chặn xu hướng dần đang trở nên phổ biến như trên, chúng ta cần làm gì?
Để phòng ngừa có hiệu quả sự chuyển hóa
từ thói xấu chê bai, dè bỉu sang luận điệu xuyên tạc, chống phá, cần sự vào cuộc
của các tổ chức, các lực lượng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập
đến các biện pháp mang tính tổng thể, đó là.
Trước
hết, tiếp tục bồi dưỡng, xây dựng, vun đắp lòng yêu nước, tinh thần nhân ái,
thương yêu đùm bọc, đoàn kết giúp đỡ nhau cho các tầng lớp nhân dân. Đây là những
truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta, song dưới tác động của mặt trái
cơ chế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch nên phần nào đã bị
mai một ít nhiều. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ
trương, giải pháp nhằm không ngừng bồi dưỡng, vun đắp các phẩm chất truyền thống
đó, song hiệu quả thu được có lúc, có nơi chưa như mong muốn. Vì vậy, cần tiếp
tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương lớn, hợp lòng dân như Nghị quyết Trung
ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ; Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước, Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn
minh… nhằm xây dựng, bồi dưỡng, vun đắp những phẩm chất tốt đẹp, loại bỏ những
thói hư, tật xấu của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.
Mặt
khác, có cơ chế phù hợp để sử dụng, tạo môi trường cho người tài phát huy năng
lực; bảo đảm giải quyết hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và xã
hội.
Đảng, Nhà nước ta luôn luôn xác định hiền tài là nguyên khí quốc gia, nhân tài
là nguồn lực vô giá của đất nước. Tuy nhiên, chế độ ưu đãi nhân tài của ta so với
các nước trong khu vực và trên thế giới chưa ngang bằng nhau do điều kiện kinh
tế, cơ chế, chính sách thu hút nhân tài của ta nhìn chung chưa đồng bộ, hài
hòa. Bên cạnh đó, cần quan tâm giải quyết hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích tập
thể và xã hội với người tài, nếu cần, có thể thực hiện nguyên tắc phân phối làm
theo năng lực, hưởng theo nhu cầu với đối tượng này.
Phải
kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến
hòa bình” của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.
Phải làm
cho mọi tầng lớp nhân dân và đội ngũ cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc, toàn
diện về chiến lược “diễn biến hòa bình”, nhất là các âm mưu, thủ đoạn, luận điệu
mới. Đồng thời, phối hợp kiểm soát chặt chẽ việc đăng tải các thông tin trên
báo chí và mạng xã hội, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, không cho bọn phản
động có cơ hội tiếp cận, lôi kéo, kích động một bộ phận nhân dân nhẹ dạ, cả
tin.
Cuối
cùng, như lời nhắn nhủ của tác giả: Mỗi người dân hãy trở thanh một “cư dân mạng
thông thái”. Thông
thái ở đây không chỉ mang nghĩa là hiểu tường, biết tận mọi kiến thức trong mọi
lĩnh vực xã hội, mà nó còn bao hàm cả sự tỉnh táo, biết cách tự phân biệt thị
phi, đúng sai của những thông tin trên báo chí nói chung, trên mạng xã hội nói
riêng. Đừng tự biến mình thành lũ “kền kền” cứ chầu chực trên mạng, rồi khi
phát hiện một dòng tin giật gân, vô căn cứ ở đâu đó lại lao vào “cắn xé”, dè bỉu,
chê bai, đay nghiến một cách điên cuồng dù mình chẳng hiểu một chút gì về lĩnh
vực đó. Rồi vô hình trung đã góp phần tham gia tô vẽ thêm một mảng màu xám xịt
trong bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam, nơi mà các thế lực thù địch chỉ
chờ có thế để nhảy vào chống phá./.
Thanh Hiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét