Hiện nay, đấu tranh tư tưởng, lý
luận luôn là bộ phận rất quan trọng và nhạy cảm của cuộc đấu tranh giai cấp và
đấu tranh dân tộc, liên quan trực tiếp đến sự hưng thịnh hay suy vong của quốc
gia dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, sự chống đối
của kẻ thù về phương diện chính trị – tư tưởng là sự chống đối sâu sắc nhất và
mãnh liệt nhất.
Trong chiến lược chống phá Việt Nam,
âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch là thủ tiêu độc lập dân tộc,
xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đưa nước ta theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư
bản. Chúng xác định “khâu đột phá” là lĩnh vực chính trị, tư tưởng, với mục
tiêu phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường
lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền bá hệ tư tưởng tư sản trong các thế hệ
người Việt Nam, đặc biệt là lớp trẻ.
Bên cạnh sự chống phá của các thế
lực thù địch, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
đang đặt ra nhiều vấn đề mới cần phải giải quyết cả về lý luận và thực tiễn;
những tác động tiêu cực bởi mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế,
những tác động của tình hình thế giới, khu vực, dẫn đến sự xuất hiện những quan
điểm, nhận thức khác nhau, thậm chí là sai trái, lệch lạc.
Trước sự chống phá quyết liệt và thâm
độc của các thế lực thù địch. Để đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực tư tưởng
lý luận, cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền và các cơ quan ban ngành, đoàn thể
cần:
Một
là: Tập trung nâng cao năng lực lãnh
đạo và tiến hành công tác tư tưởng, lý luận; nâng cao tính chiến đấu và sức
thuyết phục trong đấu tranh tư tưởng, lý luận.
Hai
là: Phải quán triệt và thực hiện nghiêm
túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng: “cán bộ chủ
chốt, cấp uỷ đảng phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân,
chủ động nắm bắt, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và
có biện pháp giải quyết kịp thời”.
Ba
là: Phải đề ra được các chủ trương, biện
pháp lãnh đạo sát với đặc điểm, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình
và tổ chức thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý
luận.
Bốn
là: Phải nắm vững ngọn cờ tư tưởng, lý
luận của Đảng, thường xuyên và trực tiếp làm công tác tư tưởng, lý luận trong cơ
quan, đơn vị nhất là trong những thời điểm nhạy cảm và phức tạp trong đấu tranh
tư tưởng, lý luận.
Năm
là: Cần ban hành các quy định, quy chế
phối hợp giữa các bộ, ban, ngành của Đảng, Nhà nước có liên quan trong tiến
hành làm công tác tư tưởng, lý luận.
Tóm
lại: Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý
luận là một nhiệm vụ quan trọng vì các thế lực thù địch cũng luôn đưa ra những
chiêu thức mới, những luận điệu và cách thức chống phá mới. Vì thế mỗi cán bộ,
đảng viên phải thường xuyên cập nhật tình hình, tích cực đấu tranh và định
hướng dư luận, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong toàn xã hội góp phần đấu
tranh vạch trần các quan điểm sai trái, thù địch trên mặt trận tư tưởng, lý
luận trong tình hình mới.
Xuân Lượng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét