Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

XUYÊN TẠC VỊ TRÍ, VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA CƠ QUAN TƯ PHÁP TẠI VIỆT NAM - THỦ ĐOẠN BỈ ỔI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH



           Như chúng ta đã biết, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Tuyên cáo thành lập Nội các Thống nhất Quốc gia gồm 12 bộ, trong đó có Bộ Tư pháp, từ đó ngày 28/8 hằng năm trở thành Ngày truyền thống của Ngành Tư pháp. Với chức năng quản lý công tác tư pháp, ngay sau khi ra đời, Bộ Tư pháp đã tập trung mọi nỗ lực, khẩn trương giúp Chính phủ ban hành các văn bản pháp lý quan trọng tạo lập nền móng đầu tiên của hệ thống pháp luật và nền tư pháp dân chủ nhân dân, bảo đảm các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân nước Việt Nam độc lập, góp phần quan trọng xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ.

Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành của mình, Bộ Tư pháp được giao trọng trách xây dựng một nền tư pháp nhân dân, quản lý toàn diện các mặt hoạt động tư pháp (theo nghĩa rộng), chịu trách nhiệm soạn thảo và tổ chức thi hành các đạo luật về quyền tự do, dân chủ của cá nhân, về dân sự, thương sự, hình sự và thủ tục tố tụng, tổ chức và quản trị các Tòa án, việc truy tố tội phạm, tư pháp công an, thi hành các án phạt, quản trị các nhà lao và giáo dục tù nhân, quản lý các viên chức Tòa án, viên chức ngạch tư pháp, luật sư, đại tụng viên, thừa phát lại, hỗ giá viên, phụ trách công việc quốc tịch, thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp với nước ngoài... Đất nước không thể một ngày không có luật pháp, vì vậy, công việc xây dựng pháp luật được Ngành Tư pháp chú trọng ngay từ những ngày đầu của chính quyền và theo suốt chiều dài lịch sử của đất nước.

Để ghi nhận những đóng góp to lớn của Ngành Tư pháp, tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc lần thứ IV (tháng 02 năm 1948) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư thăm hỏi các đại biểu tham dự Hội nghị. Trong thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Trong cuộc kháng chiến này, các bạn đã góp một phần lực lượng lớn. Từ Bộ trưởng, Thứ trưởng đến toàn thể nhân viên, ai cũng chịu khổ, chịu khó, tận tụy hy sinh, để làm tròn nhiệm vụ. Đó là một sự vẻ vang cho giới tư pháp ta”. Đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở: ”Các bạn là viên chức của Chính phủ Dân chủ Cộng hòa mà các bạn đã giúp xây dựng nên. Chính thể dân chủ của ta tuy còn trẻ tuổi, nhưng đã chiến thắng nhiều cuộc thử thách, nó đã chứng tỏ rằng quả thật là đầy tương lai. Do đó, nhiệm vụ các bạn phải tuyệt đối trung thành với chính quyền dân chủ. Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của Chính quyền, cho nên càng phải tinh thành đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khác để tránh những mối xích mích lẫn nhau, nó có thể vì lợi quyền nhỏ và riêng mà hại đến quyền lợi to và chung, cho cả tư pháp và hành chính. Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên, các bạn cần phải nêu cao cái gương “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” cho nhân dân noi theo”.

Tóm lại, có thể nói, trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, Ngành Tư pháp nói chung, Bộ Tư pháp nói riêng đã đoàn kết, tập trung nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần xây dựng nền móng cho hệ thống pháp luật Việt Nam, tổ chức nền tư pháp dân chủ nhân dân theo những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ, thiết lập tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, tòa án, các cơ quan bổ trợ tư pháp, đóng góp vào thành công của cuộc kháng chiến gian khổ, trường kỳ của dân tộc, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân nước Việt Nam độc lập và góp phần quan trọng xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.

Vì vậy mọi âm mưu xuyên tạc vị trí, vai trò của cơ quan Tư pháp Việt Nam đều là những hành vi bỉ ổi, cần phải lên án, đấu tranh loại bỏ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét