Đất
nước Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với chiến
tranh nối tiếp chiến tranh và đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Hôm nay mỗi
người dân máu đỏ da vàng được sống trong hòa bình, độc lập, tự do nhưng công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chưa bao giờ ngơi nghĩ hai từ “đấu tranh”, “bảo vệ”.
Chúng ta không phải đứng trước kẻ thù bằng xương, bằng thịt, mà là kẻ thù trên
mặt trận “không tiếng súng” với những “viên đạn bọc đường” cùng với những luận điệu xuyên tạc, chống phá đường
lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước ta, chống phá
cách mạng Việt Nam trên
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội…. trong đó có ngoại
giao trên Biển Đông. Có thể nói rằng,
những luận điệu đó không thể nào làm chệch hướng đường lối, chính sách đối ngoại
độc lập, tự chủ và không thể hạ thấp uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc
tế, nhưng ít nhiều làm cho một bộ phận nhân dân trong xã hội hoang mang, dao động,
hoài nghi vào đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, gây khó
khăn cho các hoạt động đối ngoại và xử lý các mối quan hệ quốc tế trên biển, nhất
là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh quan hệ với các nước trên thế giới, hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
Những năm qua, tình hình
Biển Đông luôn có nhiều diễn biến phức tạp, tồn tại nhiều nguy cơ bất ổn, ảnh
hưởng đến xây dựng, phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh của đất
nước. Vị trí địa lý, tài
nguyên khoáng sản, địa thế chiến lược của Biển Đông …đã thúc đẩy các quốc gia
trong và ngoài khu vực nhất là đối với các nước lớn thể hiện chính sách đối ngoại của mình có tích cực, lẫn
tiêu cực, là nơi ẩn chứa sự tranh giành quyền lực và tầm ảnh hưởng của các quốc
gia, đây được coi là “chảo lửa” trên bàn cờ chính trị của các
nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và quốc tế nói chung. Để bảo
vệ từng tấc đất nơi biên ải, Việt Nam chúng ta phải đưa ra các quyết sách đúng
đắn về xử lý các vấn đề đối ngoại trên Biển Đông, nhìn nhận rõ “đối tượng”, “đối
tác” trong chỉnh thể quan điểm, nội dung bảo vệ Tổ quốc mà Đảng, Nhà nước ta hoạch
định; mặt khác chúng ta luôn bị các thế lực phản động, cơ hội chính trị bằng
mọi thủ đoạn, đặc biệt là triệt để lợi dụng internet và mạng xã hội để tung ra
những thông tin sai sự thật nhằm xuyên tạc, chống phá đối với chủ quyền biển, đảo
của Việt Nam. Dù thế nào đi nữa, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thể
hiện quan điểm nhất quán, kiên quyết, kiên trì với những đối sách mềm dẻo, linh
hoạt, sáng tạo, vận dụng sáng suốt quan điểm “ngoại giao cây tre”, “dĩ bất biến,
ứng vạn biến” vào đấu tranh nhằm giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Vừa
hợp tác, vừa đấu tranh giữa các quốc gia trong khu vực và với các nước trên thế
giới, tiến hành quan hệ song phương, đa phương. Mọi bất đồng giữa các quốc gia
trên biển đều được giải quyết trên nền tảng hòa bình, đối thoại và cùng nhau
tìm giải pháp chung theo đúng tinh thần của luật pháp quốc tế.
Dẫu biết vậy, thế nhưng hàng ngày,
hàng giờ các thế lực thù địch,
cơ hội chính trị, một
số kẻ được coi là “dân chủ”, “dân quyền” đã lập nên các tờ báo, đài phát thanh phản động ở nước ngoài
như BBC, Đài châu Á tự do (RFA)..; lợi dụng các trang mạng xã hội như facebook,
Youtube ..,
chúng lại đưa ra nhiều
chiêu trò, luận điệu xuyên tạc, cho rằng Việt Nam “bài Trung, thân Mỹ”. Song sự thật hoàn toàn
không đúng như vậy, nếu chúng ta mơ hồ, mất cảnh giác, thiếu đi sự kiểm chứng
các thông tin trên sẽ dễ dẫn đến ngộ nhận và cổ súy cho những quan điểm sai
trái, phản động, xuyên tạc của chúng, sẽ gây mất ổn định, mất đoàn kết trong nước và quốc tế, phương hại lợi ích
quốc gia, dân tộc.
Với vấn đề chủ quyền lãnh thổ nói
chung và Biển Đông nói riêng, lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết
mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng UNCLOS 1982 và
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Việc giải quyết vấn đề Biển
Đông, Việt Nam luôn chọn giải pháp hòa bình. Chiến tranh chỉ là giải pháp cuối
cùng, bất khả kháng để tự vệ và bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh
việc kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông bằng các biện hòa
bình, dựa trên chứng cứ pháp lý, lịch sử và luật pháp quốc tế, lực lượng vũ
trang Việt Nam vẫn ngày đêm bám biển, canh trời, sẵn sàng thực hiện các phương
án bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
chưa hề thờ ơ, vô cảm với kẻ thù đang nhòm ngó phênh dậu của quốc gia. Cũng xuất
phát từ Biển Đông, các thế lực thù địch rêu rao rằng Việt Nam đang “bài Trung, thân Mỹ”? Nên nhớ rằng,
trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam “không chọn bên mà chỉ chọn lẻ phải”, điều
đó đã được minh chứng qua các cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt
Nam và phù hợp xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của thế giới. Việt Nam
ngày càng mở rộng quan hệ, tăng cường hợp tác với nhiều quốc gia và tổ chức quốc
tế, nhưng không có tư tưởng và hành động dựa dẫm, ỷ lại, tìm đồng minh để giải
quyết bất đồng về chủ quyền lãnh thổ. Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định: “Tiếp
tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa;
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững
môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của
Việt Nam”. Những quan điểm đó
là căn cứ chính trị, cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta cần kiên trì, kiên
quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc vấn đề chủ quyền biển,
đảo của Việt Nam. Mục đích của việc đấu tranh này là làm cho nhân dân Việt
Nam hiểu rõ về lập trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề chủ quyền
là nhất quán và đều vì lợi ích của dân tộc và nhân dân Việt Nam; đồng thời củng
cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh bảo vệ
chủ quyền biển, đảo hiện nay; từ đó góp phần làm cho cộng đồng quốc tế
hiểu rõ về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên khu vực Biển Đông, qua đó
tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh bảo vệ
chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét