Dường như sứ mệnh của tổ
chức Phóng viên không biên giới (RSF) là đội lốt đấu tranh tự do báo chí để nhắm
vào các quốc gia như Việt Nam bị họ xếp vào “danh sách không thân thiện” với ý
thức hệ tư bản. Cách đây 02 tuần, ngày 18/12/2022, trên trang VOA Tiếng Việt
phát tán bài báo thường niên của tổ chức RSF công bố cái gọi “Việt Nam đứng thứ
tư thế giới về bỏ tù nhà báo”. Bản báo cáo có tên “Tổng kết năm 2022, các nhà báo
bị giam cầm, giết hại, giữ làm con tin và mất tích” được tổ chức RSF công bố
ngày 14/12/2022 liệt kê 5 nước có tỷ lệ nhà báo bị giam cầm, bắt giết nhiều nhất
gồm Trung Quốc (110 nhà báo), Myarma (62 nhà báo), Iran( 47 nhà báo), Việt Nam
(39 nhà báo) và Belarus (31 nhà báo). Ngay sau khi công bố của RSF được đưa ra,
một số tổ chức phản động, đối tượng cơ hội chính trị, những hãng truyền thông hải
ngoại vốn định kiến với Việt Nam như VOA Tiếng Việt, Đài Á châu tự do, Facebook
Việt Tân… được dịp trích dẫn, bình luận kiểu “tát nước theo mưa”.
Đáng nói, đây không phải lần
đầu tiên RSF đưa ra báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, không có cơ sở
và có dụng ý xấu, trước đó, ngày 3/5 RSF đã công bố cái gọi là báo cáo về
“Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2022”; theo bảng xếp hạng này, tự do báo chí
Việt Nam ở vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ đứng trên Trung Quốc
(175) và ngay dưới Cu-ba (173). Báo cáo đưa ra luận điệu bịa đặt và cáo buộc
cho rằng, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có tình hình báo chí “rất tồi
tệ”. Những luận điệu xuyên tạc của RSF thực chất là trò “bổn cũ soạn lại”, mục
đính nhằm bôi đen hiện thực, vẽ ra bức tranh tối màu về tình hình tự do báo chí
để đả phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, hạ thấp uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế, nhất là ngay sau khi Việt Nam chúng ta lần thứ hai liên tiếp trúng cử
vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025 vào ngày 11/10/2022.
Vậy trong số những thông tin về tự do báo chí của Việt Nam được RSF công
bố, có bao nhiêu phần trăm là sự thật?
Trước tiên, chúng ta cần
biết rằng tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) là tổ chức phi chính phủ hoạt
động toàn cầu, được thành lập năm 1985 do Robert Ménard – một nhà báo người
Pháp. Hiện nay, trụ sở chính của RSF đặt tại Paris, Pháp, lấy Điều 19, Tuyên
ngôn quốc tế về nhân quyền của Liên hiệp quốc làm cơ sở để hành động. Tôn chỉ
hoạt động của tổ chức này đưa ra để bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống
kiểm duyệt và tạo áp lực, giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ. Hằng năm, vào
ngày Nhân quyền thế giới, tổ chức này thường đưa ra bảng xếp hạng về tự do báo
chí của các quốc gia, vùng lãnh thổ bằng cách tổng hợp các câu trả lời vào một
bảng câu hỏi của RSF. Khi nhìn vào tôn chỉ hoạt động, cứ ngỡ RSF là một tổ chức
chân chính, hoạt động vì sự tiến bộ, thúc đẩy tự do và văn minh của thế giới.
Nhưng trái ngược với chủ trương của Liên hiệp quốc, nhiều năm nay, tổ chức này
thường xuyên có những luận điệu sai trái, xuyên tạc tình hình tự do báo chí, tự
do ngôn luận của một số nước, trong đó có Việt Nam. Trong những năm quan, quyền
con người, quyền công dân trên lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí luôn được Đảng, Nhà nước ta bảo đảm, phù hợp với thực
tiễn phát triển đất nước và thông lệ quốc tế, được quy định cụ thể hoá trong
Điều 25 Hiến pháp năm 2013 và các Bộ luật, Luật, như: Bộ luật Hình sự năm
2015, Luật An ninh quốc gia năm 2004, Luật Báo chí năm 2016, Luật An ninh mạng
năm 2018... Để đảm bảo quyền tự do ngôn luận, báo chí và quyền hưởng thụ thông
tin của mọi công dân được thực thi trong cuộc sống theo quy định của Hiến pháp,
Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hoàn
toàn tương thích về mặt luật định đối với các văn kiện quốc tế về quyền con người,
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 800 cơ
quan báo chí với hơn 17.000 người được cấp thẻ nhà báo. Ngoài ra, còn có hàng
chục cơ quan báo chí nước ngoài với hàng trăm phóng viên đang hoạt động thường
xuyên, liên tục tại Việt Nam. Các cơ quan báo chí, phóng viên trong nước hay quốc
tế luôn được Nhà nước Việt Nam, từ trung ương đến địa phương tạo điều kiện tốt
nhất để tiếp cận thông tin, tác nghiệp hiệu quả, phản ánh chân thực, khách quan
về các sự kiện, vấn đề của cuộc sống. Ngoài ra, Việt Nam được ghi nhận là
một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng Internet cao nhất thế giới
với hơn gần 70 triệu người dùng, chiếm hơn 70% dân số. Người dân Việt Nam
có thể truy cập vào tất cả các trang web, báo chí trên thế giới, có thể đăng tải
hình ảnh, bày tỏ suy nghĩ của mình trên mạng xã hội bất kỳ lúc nào. Điều 11, Luật
Báo chí năm 2016 chỉ rõ quyền của công dân: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất
nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân”. Ngày nay, các
cơ quan nhà nước của Việt Nam cũng tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân
thông qua các trang mạng xã hội để xử lý, giải quyết kịp thời. Thực tiễn đó đã
chứng minh rõ ràng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam đã và đang
được bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Ở Việt Nam, không ai bị
xét xử, bắt giữ chỉ vì bày tỏ chính kiến hay bảo vệ nhân quyền. Chỉ có những đối
tượng lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, vi phạm pháp luật như tung tin giả,
tin xấu độc, xuyên tạc, vu cáo hòng gây bất ổn tình hình đất nước, gây mất an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, gây hoang mang dư luận... thì bị xử lý
theo pháp luật. Vì vậy, không có việc bắt giữ bất kỳ phóng viên hay nhà báo nào
nếu họ không vi phạm pháp luật Việt Nam. Cần phải hiểu rằng, quyền tự do
báo chí tại Việt Nam luôn được Nhà nước bảo đảm bằng pháp luật và phù hợp thông
lệ quốc tế.
Rõ ràng, nội dung đánh giá
của RSF vẫn tiếp tục phớt lờ thực tế về bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí ở Việt Nam, RSF càng lộ rõ bản chất định kiến với Việt Nam, cố tình phủ
nhận những nỗ lực, thành tựu đạt được của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo đảm
và tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; cho rằng Nhà nước Việt Nam
điều tra, bắt giữ, truy tố những kẻ trên là “vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí” và trở thành “một nhà tù lớn nhất trên thế giới
dành cho các nhà báo và blogger” là hết sức phi lý, xuyên tạc trắng trợn tình
hình tự do báo chí ở Việt Nam, chà đạp, bôi nhọ pháp luật Việt Nam, chuyên bảo
kê cho tội phạm, không xứng với tôn chỉ mục đích, danh xưng mỹ miều “Phóng viên
không biên giới”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét