Thứ Tư, 15 tháng 2, 2023

“TAM QUYỀN PHÂN LẬP” LIỆU CÓ VỮNG NHƯ KIỀNG BA CHÂN?

 

Các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị đang ra sức tuyên truyền, tung hô cho mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước “tam quyền phân lập” theo các nước tư bản; chúng cho rằng đây là “phương thuốc vạn năng và duy nhất” để Việt Nam phát triển và mới có thể phòng, chống tham nhũng triệt để.

Những luận điệu mơ hồ!

Các thế lực thù địch thường xuyên đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất là trên internet các bài viết với luận điệu hết sức phi lý, nhằm công kích mô hình tổ chức bộ máy chính quyền hiện nay của Việt Nam, mối quan hệ giữa lập pháp – tư pháp và hành pháp của Nhà nước Việt Nam là lạc hậu, không thể kiểm soát được quyền lực nhất là khi đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam điều đó “tạo điều kiện thuận lợi cho tham nhũng”,… Bên cạnh đó, các đối tượng ra sức kêu gọi thực hiện mô hình “tam quyền phân lập” ở Việt Nam để tránh  “Nhà nước toàn trị”; xem “tam quyền phân lập” là xu hướng chung của thời đại, là đặc trưng của một chế độ, một quốc gia có nền dân chủ,… Theo các đối tượng “Tam quyền phân lập” là để tạo ra thế “chân vạc”, đối trọng, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan Nhà nước, không để được chuyên quyền, độc đoán dẫn đến mất dân chủ trong hoạt động chính trị và điều hành xã hội.

Một luận điệu khác cho rằng, nếu Việt Nam không áp dụng mô hình “tam quyền phân lập” như các nước tư bản thì nên “tăng cường kiểm soát quyền lực theo chiều dọc của mô hình “tam quyền phân lập” thay thế cho các hình thức kiểm soát theo chiều ngang”. Các ý kiến, lập luận trên đây đều mơ hồ, phi lý, không có sức thuyết phục không gì ngoài mục đích kích động cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhất là những người kém hiểu biết phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và xã hội.

 “Tam quyền phân lập” không thể vững vàng.

Sự ra đời của học thuyết và mô hình Nhà nước “tam quyền phân lập” gắn liền với giai đoạn phát triển của tư bản chủ nghĩa mà trực tiếp là quá trình đấu tranh giữa giai cấp tư sản để hình thành nên các Nhà nước tư bản thay thế chế độ phong kiến chuyên chế, độc tài với sự độc lập, kiềm chế lẫn nhau của ba nhánh quyền lực – ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp – 3 công cụ chuyên chế cho một chế độ Nhà nước mới. Nói cách khác “tam quyền phân lập” nhằm không để tập trung quá nhiều quyền lực Nhà nước vào môt cơ quan nhất định bằng việc phân chia quyền lực và kiểm soát lẫn nhau giữa cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Thế nhưng, hầu như “tam quyền phân lập” chỉ mang giá trị về lý luận còn trên thực tế tính khả thi của nó thì không nhiều thậm chí ngay cả ở các nước dân chủ tư sản. Như đã nói ở trên, “tam quyền phân lập” ra đời khi giai cấp tư sản đang lên, tiến hành các cuộc cách mạng tư sản, đấu tranh với giai cấp phong kiến thì rất cần lý luận về xây dựng thể chế chính trị mới, khẳng định vị trí thống trị xã hội; đồng thời tập hợp lực lượng để chống lại giai cấp phong kiến khi so với hệ tư tưởng cũ thì “tam quyền phân lập” có vẻ tiến bộ hơn, công bằng, dân chủ hơn.

Nhưng khi đã nắm quyền lực Nhà nước thì giai cấp tư sản lại càng cấu kết chặt chẽ với nhau hơn vì lợi ích, giữa các đảng phái chính trị mà đứng đằng sau là các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn chính trị thì “tam quyền phân lập” chỉ còn trên giấy tờ mà thôi. Ví dụ như mô hình tổ chức Nhà nước của Mỹ có Quốc hội gồm Thượng viện và Hạ viện nắm quyền lập pháp, Tòa án tối cao, hệ thống Tòa án Liên bang và tòa án các bang nắn quyền tư pháp; Tổng thống nắm quyền hành pháp nhưng có quyền lực rất lớn nhất là quyền phủ quyết các vấn đề liên quan đến từ hai nhánh kia ví dụ phủ quyết một đạo luật, một quyết định,… Mặc khác ở Mỹ hay các nước tư bản chủ nghĩa, nguyên thủ quốc gia (Tổng thống hoặc Thủ tướng,…), Quốc hội có quyền bổ nhiệm thẩm phán tòa án tối cao nhưng thực chất đó là người “cùng hội, cùng thuyền”, cùng một đảng phái hay liên minh chính trị cho nên vị thẩm phán đó không thể làm trái với quyết định của nguyên thủ quốc gia vì giữa họ đã đan xen lợi ích cá nhân và lợi ích của tổ chức chung. Do đó, “tam quyền phân lập” ở các nước tư bản hiện nay chỉ là một mô hình “dân chủ giả tạo”, vỏ bên ngoài của một sự tập trung quyền lực hoàn toàn không có sư phân chia, đối trọng tuyệt đối.

Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, quyền lực Nhà nước thực chất là quyền lực của nhân dân được ủy quyền điều hành quan bộ máy tổ chức, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp do đó để tranh thủ, tập hợp lực lượng chính trị thì không cần một mô hình tổ chức mị dân, hình thức như giai cấp tư sản đã sử dụng mà phải là hiệu quả trong quản lý, điều hành xã hội của chính quyền từ trung ương đến cơ sở. Giữa các cơ quan này có sự kiểm soát nhau nhưng không phải là sự đối trọng của các tổ chức chính trị, đảng phái đối lập nhau mà nhất quán về nguyên tắc hoạt động và đều do một chính Đảng lãnh đạo cho nên mục tiêu của sự kiểm soát là nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, phục vụ nhân dân.

Bên cạnh đó, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam còn chịu sự giám sát của nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội của người dân. Đó được xem là một mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước khoa học, phù hợp và hiệu quả, hướng đến chủ thể phục vụ là nhân dân.

Tóm lại, một mô hình Nhà nước được áp dụng thì phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng giai đoạn lịch sử cụ thể, phù hợp với nhu cầu, lợi ích của từng quốc gia, dân tộc chứ không thể áp đặt, rập khuôn theo một mô hình mà bản chất nó đã lạc hậu, lỗi thời và phi thực tế ngay chính trên mảnh đất mà nó sinh ra!

BẢO ĐẢM ĐÓN TẾT NGUYÊN ĐÁN VUI TƯƠI, LÀNH MẠNH, AN TOÀN, TIẾT KIỆM

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/12/2022 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi.

Để triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 18/11/2022 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023; chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán Quý Mão vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực vào cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu:

Chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

Phát triển sản xuất nông nghiệp, cung ứng đủ các mặt hàng lương thực, thực phẩm.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt đối với dịch COVID-19.

Quan tâm hỗ trợ người lao động bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm.

Không để xảy ra tình trạng người dân chậm về quê ăn Tết do không có phương tiện vận chuyển.

Triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Phục vụ tốt nhu cầu thanh toán, nhu cầu rút tiền mặt qua hệ thống ATM.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội.

Bảo đảm tuyệt đối an toàn mạng lưới, thông tin liên lạc thông suốt.

Cảnh báo kịp thời thiên tai, thời tiết nguy hiểm, bất thường.

Không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi về tâm linh.

Không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong 15 ngày trước, sau Tết Nguyên đán.

Thực hiện nghiêm việc phân công trực và bảo vệ cơ quan, trường học dịp nghỉ Tết.

Quan tâm, chăm lo đến các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, các hộ nghèo.

Không sử dụng ngân sách nhà nước tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới.

Hoàn thành việc tổng kết công tác năm 2022 trước ngày 10/1/2023.

Không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp.

TỈNH TÁO ĐỂ KHÔNG “NỐI GIÁO CHO GIẶC”

 

Thổi phồng mặt trái của xã hội là nhận thức lệch lạc, cố tình bỏ quên mặt giá trị của vấn đề, không xem xét sự việc trong tính chỉnh thể với sự đan cài những mặt tích cực và mặt hạn chế của mỗi vấn đề. Đây là một biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã được Đảng ta phát hiện và chỉ rõ.

Thời gian qua, lấy danh nghĩa “thư ngỏ”, “phản biện xã hội”, một số phần tử cơ hội, bất mãn chính trị trong và ngoài nước đã phát tán nhiều nội dung xuyên tạc, thổi phồng mặt trái của nước ta ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, dưới sự lan truyền nhanh của mạng xã hội, không ít cán bộ, đảng viên và nhân dân đã tin điều đó thông qua nhiều bình luận, phát tán rộng rãi trên tài khoản mạng xã hội của cá nhân, không khác gì việc “nối giáo cho giặc”.

Điển hình của tình trạng này là việc dựa vào một số hạn chế để phủ nhận nỗ lực của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị ở nước ta. Nhìn nhận khách quan trong năm qua, chúng ta không phủ nhận còn có nhiều khó khăn, khuyết điểm. Với tinh thần trung thực, thẳng thắn, những hạn chế, bất cập, vấn đề đặt ra đã được Đảng, Nhà nước ta kiểm điểm làm rõ, phân tích sâu sắc nguyên nhân và tập trung biện pháp kiên quyết khắc phục. Đất nước đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng, điển hình như tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu thương mại...

Không thể vì những khó khăn, khuyết điểm mà phủ nhận sạch trơn sự nỗ lực, cố gắng của cả dân tộc trong suốt năm qua. Và càng không thể vì thiếu sót, khuyết điểm của một vài địa phương, một số ít cá nhân để “vơ đũa cả nắm” suy diễn, quy kết vô lối.

Một thực tế không ai có thể phủ nhận là đến nay, Việt Nam đã trở lại nhịp độ phát triển gần như bình thường so với trước đại dịch, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Khi siết chặt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; phòng, chống tham nhũng thì các phần tử cơ hội chính trị cho rằng đó chỉ là những cuộc “đấu đá” nội bộ, thậm chí tô vẽ thêm để nhằm gây tâm lý hoang mang, hoài nghi trong cộng đồng, hạ thấp uy tín của Đảng.

Nhận thức rõ âm mưu trên, những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tốt việc phòng, chống các quan điểm sai trái, thường xuyên đề cao cảnh giác với chiêu trò thổi phồng mặt trái của xã hội. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ rõ một trong những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chính là: “Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật. Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng; cổ xúy cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội…”. Do đó, vào lúc này, sự tỉnh táo là cần thiết để nhìn nhận bản chất sự việc, để hiểu đúng và hành động đúng. Từ đó, ngăn chặn tình trạng “nối giáo cho giặc” thông qua lợi dụng chiêu bài dân chủ, phản biện xã hội để phản bác, phủ nhận, phá bỏ sạch trơn, thông qua cố tình thổi phồng mặt trái của xã hội.

Vì vậy trước hết, các cơ quan quản lý được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ cần đẩy mạnh theo dõi, nắm chắc tình hình trên internet và mạng xã hội để chủ động có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn từ sớm, từ xa với những thông tin, luồng dư luận sai trái. Đồng thời, xử phạt nghiêm minh các đối tượng tung tin đồn thất thiệt.

Bằng nhiều hình thức, phương pháp, công tác tuyên truyền, giáo dục phải đi sâu vạch trần tính chất nguy hiểm của chiêu trò thổi phồng mặt trái, thiếu sót, khuyết điểm để chống phá Đảng, Nhà nước mà các thế lực phản động, cơ hội và bất mãn chính trị đang tiến hành, từ đó nâng cao cảnh giác, chủ động đấu tranh, phản bác. Qua đó, làm cho những hành động “thổi phồng mặt trái xã hội” trở nên lạc lõng và dần bị triệt tiêu.

Về dài hạn, cần nâng cao năng lực hoạch định chính sách phù hợp với quy luật khách quan và đặc điểm của Việt Nam, tạo bước đột phá để xây dựng, phát triển đất nước, tăng cường sự đồng thuận xã hội. Cụ thể là sớm công khai, minh bạch, có đầu mối cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông đại chúng để giải đáp các vấn đề dư luận quan tâm.

Ngoài ra, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống. Đồng thời, cảnh giác, đánh giá đúng thực chất và tác hại của những biểu hiện hạ thấp, phủ nhận thành quả cách mạng, kịch liệt lên án và phản bác lại những thông tin thổi phồng mặt trái xã hội.

Đối với những người tham gia mạng xã hội cần hết sức tỉnh táo để không tự biến mình thành kẻ “thấy cây mà không thấy rừng”. Trước mọi thông tin, mỗi người cần có một cái nhìn khách quan, toàn diện để khi tiếp cận và nhận thức cho đúng đâu là thông tin chính thống, đâu là những thông tin sai lệch, chủ quan, phiến diện. Những biện pháp trên là cần thiết để mỗi chúng ta tự bảo vệ, tạo sức “đề kháng” trước những âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm thổi phồng khuyết điểm, khoét sâu mặt trái để chia rẽ nội bộ cho những kẻ “đục nước béo cò” chống phá Đảng, Nhà nước và thành quả cách mạng.

THAM NHŨNG KHÔNG PHẢI DO CƠ CHẾ


Ngày 01/12/2022 trên trang facebook Việt Tân, đối tượng Nguyễn Ánh tán phát bài “Chuyện thường tình trong xã hội Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa”. Nội dung xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta; phủ nhận những thành quả cách mạng trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; cho rằng tham nhũng ở Việt Nam sinh ra do cơ chế.

Chúng ta phải nhận thức rằng đây là luận điệu xuyên tạc trắng trợn thể chế chính trị ở nước ta, đỗ lỗi tham nhũng do cơ chế sinh ra, nhằm hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước ta trong xây dựng đất nước; xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng ta trong phòng, chống tham nhũng. Trước tiên chúng ta khẳng định rằng tham nhũng ở nước ta không phải do cơ chế chính sách, mà bắt nguồn sự thoái hóa biến chất, chủ nghĩa cá nhân của một số ít cán bộ có chức có quyền trong công tác quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi tham nhũng.

Luật Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi. Còn theo Tổ chức Minh bạch thế giới (Transparency International), tham nhũng hay tham ô là hành vi “của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”.

Nguyên nhân chủ yếu của tham nhũng là:Lòng tham của con người, mọi hành vi tham nhũng dù dưới hình thức nào chăng nữa đều bắt nguồn từ “lợi ích cá nhân”. Vì lợi ích cá nhân, người ta có thể làm tất cả, bất chấp mọi thủ đoạn, mọi hậu quả để đạt được dù hành vi đó là vi phạm đạo đức, pháp luật, hay vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng; Do lối sống “ăn bám”, ỷ lại, lười lao động thích hưởng thụ của một bộ phận cán bộ, công chức; Do cuộc sống, áp lực công việc, do môi trường xung quanh, do chính bản thân mà đạo đức con người ngày càng bị suy thoái, tha hóa. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị. Điều này dẫn đến sự tha hóa, suy thoái về đạo đức không thể tránh khỏi của các công chức, viên chức nhà nước, sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà tham nhũng;Do tâm lý, “truyền thống văn hóa” và trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn yếu kém. Với quan niệm “dầu bôi trơn bánh xe”, “đầu xuôi đuôi lọt”, “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” và nghĩ rằng giải pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất để giải quyết công việc là “thủ tục đầu tiên” cũng là nguyên nhân thúc đẩy tham nhũng. Chính hành vi tâm lý và trình độ nhận thức này đã vô tình làm cho không ít cán bộ, nhân viên bị tham nhũng thụ động;Một nguyên nhân nữa đó là tư duy chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn phảng phất tư duy “truyền thống”, phong kiến, manh mún, chắp vá, thiếu tính hệ thống dẫn đến thiếu mạnh dạn và quyết tâm trong việc thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duy chính trị.

Chúng ta khẳng định rằng, tham nhũng ở Việt Nam không phải do cơ chế, chính sách mà do chủ nghĩa cá nhân, sự tha hóa, biến chất về đạo đức, lối sống cảu một số ít cán bộ, công chức trong thực hiện công vụ.

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM


Hiện nay trên không gian mạng, với bản chất phản động các thế lực thù địch vẫn không ngớt “giọng điệu cay cú” nhằm chống phá chế độ, phủ nhận giá trị nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây hoàn toàn là những luận điệu phản động, sai trái, bởi sự thật:

Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội tiến bộ, ưu việt hơn tất cả các xã hội trước đó về các đặc trưng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm giải phóng con người khỏi mọi tình trạng áp bức, bóc lột, bất công. Chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam đang xây dựng là quá trình dân chủ hóa, phát huy mọi quyền dân chủ của nhân dân; đồng thời, hướng tới những giá trị công bằng, tốt đẹp nhất cho mọi tầng lớp, mọi người dân, xây dựng xã hội Việt Nam thành một xã hội văn minh, hiện đại. Vì thế, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, những giá trị tốt đẹp, nhân văn luôn được đề cao và là mục tiêu hướng đến để xây dựng, phát huy; trái lại, những hiện tượng bất công, tiêu cực, những kẻ gian ác, lọc lừa… luôn là đối tượng đấu tranh, loại bỏ.

Thực tiễn qua hơn 35 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, khẳng định bản chất tốt đẹp, giá trị nhân văn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã tạo nên những giá trị mới mà không một chế độ nào trước đó có được; những thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo nên những giá trị nhân văn của chủ nghĩa xã hội. Trong chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, Nhân dân ta được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; cuộc sống của người dân từng ngày được “thay da, đổi thịt”, từ chỗ phải chịu cảnh “thiếu thốn trăm bề, cơm không đủ no, áo không đủ mặc”, đến nay đã được thụ hưởng đầy đủ các dịch vụ phục vụ cho sự phát triển bản thân một cách toàn diện. Chính sách an sinh và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng bộ tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về mọi mặt. Cùng với đó, Đảng, Nhà nước quan tâm, tạo môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ của công dân; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình và xã hội. Sự bình yên, ổn định an ninh chính trị ở Việt Nam là điều mà ở các nước tư bản chủ nghĩa chẳng thể nào có được, nếu không vì thế, làm sao các nguyên thủ như: Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thăm di tích Đền Ngọc Sơn, đi dạo tại khu vực tuyến phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm; Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng đi dạo hồ Gươm và thăm đền Ngọc Sơn; Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham quan di tích nhà sàn và vườn quả Bác Hồ;...

Những thành quả đó mới là minh chứng thực tiễn sinh động để khẳng định, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một xã hội tốt đẹp, mang tính ưu việt và nhân văn. Vì vậy, dù các thế lực thù địch có xuyên tạc, bịa đặt, nham hiểm, thâm độc đến đâu cũng không thể phủ nhận bản chất tốt đẹp, giá trị nhân văn của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta đã và đang xây dựng./.

Ngày Lễ Giáng sinh và bức tranh tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam


Ngày Lễ Giáng sinh không có nguồn gốc từ Việt Nam, đó là ngày lễ của những người theo Kitô giáo như Công giáo, Tin lành. Thông qua sinh hoạt văn hoá tâm linh cộng đồng, người dân là những người theo đạo hay không theo đạo có dịp hiểu và đoàn kết nhau hơn. Đây cũng là dịp để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, thống nhất ý chí và nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch và một số tổ chức thiếu thiện chí vẫn luôn tìm mọi cách chống phá, tuyên truyền những luận điêu sai trái, cho rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo, xuyên tạc về tình hình, đời sống tôn giáo ở nước ta hòng tạo sự hoài nghi, phá hoại khối đoàn kết tôn giáo.

Trong 5 năm qua (2017-2022), Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ vẫn định kỳ ra báo cáo thường niên về tự do tôn giáo toàn cầu. Họ cho mình quyền nhận xét, đánh giá phê phán về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam và một số quốc gia khác. Họ sử dụng thông tin tài liệu cũ hoặc không chính thống từ các nhóm, phái tôn giáo chưa được nhà nước công nhận, số chức sắc cực đoan bất mãn với chế độ, định kiến với Đảng, Nhà nước để tiếp nhận thông tin sai lệch, đưa vào báo cáo đánh giá.

Một số tổ chức tìm cách khuyến khích, cổ vũ cho các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, không cần xin phép, đăng ký chính quyền, thúc đẩy các hoạt động “tà đạo, đạo lạ” ở các vùng sâu, vùng xa, gia tăng hoạt động mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục, trái pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Giáo hội và xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, với âm mưu muốn giáo dân chống đối chính quyền. Họ kích động với luận điệu đây là quyền con người “quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do tôn giáo”; xuyên tạc Luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam, coi đó là “bước thụt lùi”, “bóp nghẹt tôn giáo” không phù hợp với công ước quốc tế về quyền con người… Họ kiến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại những nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo (CPC), “gây sức ép và hối thúc Việt Nam cho phép tất cả các nhóm, phái tôn giáo chưa được công nhận hoạt động một cách tự do; giảm can thiệp của chính quyền vào các công việc nội bộ của các nhóm tôn giáo đã được công nhận và nhấn mạnh tiến bộ về tự do tôn giáo có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải thiện quan hệ song phương”…

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 2/12 thông báo “đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo”.

Thực tế đã chứng minh, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, dù còn bộn bề công việc, ngày 3/9/1945, tại phiên họp của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận đồng bào theo đạo. Người nói: “Tôi đề nghị Chính phủ tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương - giáo đoàn kết”.

Ngày nay, ở khắp mọi miền của đất nước, đặc biệt là tại các thành phố, các trung tâm tôn giáo lớn như Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Tây Ninh, Cần Thơ…, các sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá sôi nổi, đa dạng và phong phú. Hoạt động của các thiết chế tôn giáo đã có những đóng góp nhất định trong việc tập hợp và vận động quần chúng theo đạo - một lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc - tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Các ngày lễ trọng, các lễ nghi, lễ hội tôn giáo được tổ chức ngày càng trang nghiêm, quy mô hơn trước và thu hút ngày càng đông đảo tín đồ tham dự. Nhiều sinh hoạt tôn giáo đã trở thành sinh hoạt văn hoá cộng đồng được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia với tinh thần phấn khởi, yên tâm và tin tưởng. Các lễ hội như lễ Phật đản của Phật giáo, lễ Noel của Công giáo và đạo Tin lành, lễ kỷ niệm ngày khai đạo của đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, tháng ăn chay Ramadan của Hồi giáo… được tổ chức trọng thể, trang nghiêm và đảm bảo an ninh trật tự. Lễ hội của nhiều tôn giáo đều trở thành lễ hội chung vui của toàn dân tộc như lễ Noel, lễ hội La Vang.

Bên cạnh những giá trị đạo đức, các tôn giáo còn có hệ thống những lễ hội rất phong phú. Trước đây, việc tổ chức và tham gia lễ hội là công việc nội bộ giáo hội và tín đồ trong đạo. Ngày nay, rất nhiều lễ hội tôn giáo không còn là chuyện riêng của từng tôn giáo mà nó có sức lan toả, ảnh hưởng lớn trong cộng đồng xã hội như Lễ Giáng sinh, Phục sinh của đạo Công giáo, đạo Tin lành; Lễ Phật đản, Vu lan của Phật giáo; Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của Hội thánh Cao đài Tây Ninh…

Lễ Giáng sinh chỉ là 1 trong số 8 ngàn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo trong một năm ở Việt Nam. Thực tế không khí sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trong các tầng lớp nhân dân những năm qua ngày càng sôi động và có chiều hướng gia tăng. Cứ nhìn vào các lễ hội tôn giáo, các buổi lễ trọng của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian cũng có thể nhận rõ, những sinh hoạt này không chỉ là sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng trong các cộng đồng của đồng bào có đạo mà còn đang trở thành ngày hội thu hút đông đảo người dân tham gia.

Ðiều đó cho thấy Ðảng và Nhà nước đã luôn tạo mọi điều kiện để nhân dân được tự do tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Việc đa dạng các hoạt động tôn giáo là minh chứng cho quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã và đang được bảo đảm. Không chỉ đối với đồng bào theo đạo Công giáo, quy mô và hoạt động tôn giáo của đồng bào theo các tôn giáo khác cũng ngày càng tăng và diễn ra sôi động, đời sống tâm linh của người dân luôn được chính quyền quan tâm.

Những thông tin, luận điệu sai lệch, xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở Việt Nam mà các tổ chức thiếu thiện chí đưa ra tác động đến suy nghĩ, tình cảm của chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo, tạo sự hoài nghi về chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Vậy tiêu chí, tiêu chuẩn của Ủy ban Tự do tôn giáo Quốc tế Mỹ là gì? Họ đại diện cho ai để phê phán, đánh giá về tự do tôn giáo của Việt Nam, khi mà các phê phán của họ chỉ là sự lạc lõng, không được chức sắc tôn giáo đồng tình?

Thực tiễn đời sống tôn giáo đã chứng minh khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam; khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là củng cố niềm tin của chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Thủ đoạn viết lại lịch sử, làm sai lệch chiến thắng “ Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”


50 năm đi qua, đã có rất nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất, ý nghĩa chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. Những số liệu đưa ra đã được thẩm định, đánh giá với bằng chứng xác thực, cả phía Mỹ và Việt Nam đều thừa nhận chứ không phải là những con số tự nghĩ ra hay thích thì ghi số này, sau lại sửa số khác. Cần khẳng định rõ, chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” có được nhờ đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn và nghệ thuật quân sự tài tình của Việt Nam.

Trong những ngày cuối tháng 12/2022, các cơ quan chức năng triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 – 12/2022). Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Thế nhưng trong dịp này, các thế lực xấu lại rêu rao, đưa ra nhiều bài viết xuyên tạc lịch sử, cho rằng chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” chỉ là do “gặp thời”, “may mắn”. Họ còn cho rằng quân và dân Việt Nam sẽ không thể làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” nếu khi đó Mỹ tiếp tục duy trì cuộc ném bom hủy diệt miền Bắc thêm một thời gian nữa. Có bài viết “vặn” vấn đề rằng, Mỹ ký Hiệp định Paris là do phía Mỹ chủ động chứ không phụ thuộc vào kết quả cuộc ném bom trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 tại miền Bắc Việt Nam...

Một bài viết đăng trên BBC News Tiếng Việt cho rằng, trong cuộc chiến tranh 12 ngày đêm ấy, các phi công Mỹ bị bắt, cầm tù, tra tấn và thường xuyên bị bêu riếu trên truyền hình, tạo sức ép cho chính quyền Mỹ phải ngồi vào bàn đám phán Paris mới được đưa tù binh Mỹ về nước. Họ biến mọi con số thống kê thành ảo khi nghi ngờ rằng, Việt Nam cố tình thống kê quá mức con số bắn hạ máy bay B52 để khuếch trương thanh thế!

Mới đây, trên Quora, thiếu tá Keith Parker từng phục vụ trên các máy bay B-52G và C-130 cố tình xuyên tạc sự thật khi viết rằng, Việt Nam đã bắn hơn 1.400 tên lửa SAM[1]2 lên bầu trời “một cách mù quáng” để hạ gục các máy bay B-52 chứ không phải là do thực lực của phòng không Việt Nam. Keith Parker cho rằng, Bộ Chỉ huy phòng thủ hàng không vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) và Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược (SAC) đã tự nghiên cứu rất nhiều phương pháp chống B-52 nhưng đều thất bại, ngay cả những quốc gia như Liên Xô cũng đều không dám tự tin hạ gục B-52. Từ đó, đánh lái bản chất sự kiện này thành “Việt Nam đã thất bại vào 12/1972 chứ không phải là một chiến thắng như họ tuyên truyền.

Máy bay B-52 đầu tiên bị Tiểu đoàn 59, Trung đoàn Tên lửa 261 bắn rơi trên cánh đồng Chuôm, xã Phù Lỗ, Đông Anh (Hà Nội) vào đêm 18/12/1972. Ảnh: Tư liệu

Thiệt hại của Việt Nam nặng nề hơn trong khi chỉ bắn hạ được 2% số B-52 mà Hoa Kỳ có”! Một số cựu phi công của Hạm đội 7 cho rằng, Việt Nam đã may mắn bắn hạ được B-52 nhờ vào chiến thuật “vãi đạn”; là kết quả của chiến thuật sử dụng hỏa lực phòng không “bừa bãi” để hạ gục B-52 chứ không đến từ sự tính toán chiến thuật và năng lực phòng không! Gary Cummings, một cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam còn đặt một giả thuyết rằng, tất cả đều do chính những sĩ quan Liên Xô mới bắn rụng B-52 chứ không có bộ đội nào của Việt Nam bắn hạ. Một cựu binh khác là Paul Reinman còn khôi hài hơn khi cho rằng, phi công MiG của Việt Nam đã bắn hạ B-52 là “do vô tình lạc vào đường bay của B-52 chứ không phải là do năng lực”! Trong một diễn đàn tự cho là “nghiên cứu lịch sử”, có một số người cổ suý những quan điểm lệch lạc trên, từ đó bình luận rằng, Việt Nam đã may mắn bắn hạ B-52 vì sự chủ quan của đối phương, vì trời tối, vì sự chủ quan của quân Mỹ…

Những luận điệu trên làm sai lệch bản chất sự kiện, tung ra những con số ảo và tạo nghi vấn về các số liệu lịch sử nhằm gây nhiễu loạn thông tin, xuyên tạc ý nghĩa, giá trị của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. Trên thực tế, chính Mỹ đã thừa nhận mình là bên không chịu nổi tổn thất và buộc phải ra lệnh chấm dứt ném bom miền Bắc và ngồi vào bàn đám phán ký kết Hiệp định Paris.

50 năm đi qua, đã có rất nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất, ý nghĩa chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. Những số liệu đưa ra đã được thẩm định, đánh giá với bằng chứng xác thực, cả phía Mỹ và Việt Nam đều thừa nhận chứ không phải là những con số tự nghĩ ra hay thích thì ghi số này, sau lại sửa số khác. Cần khẳng định rõ, chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” có được nhờ đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn và nghệ thuật quân sự tài tình của Việt Nam.

Với tầm nhìn xa, trông rộng, Đảng và Bác Hồ đã sớm chỉ đạo bộ đội Phòng không - Không quân chuẩn bị tinh thần và lực lượng để đánh máy bay B.52 và các loại máy bay chiến thuật khác từ nhiều năm trước đó. Trong 12 ngày đêm của chiến dịch lịch sử, quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng, không khoan nhượng.

Chiến thắng ấy là sự minh chứng hùng hồn sức mạnh của con người Việt Nam, sức mạnh của sự kết hợp hài hòa các yếu tố cách mạng và khoa học, giữa bản lĩnh vững vàng, khí phách tiến công, quyết đánh và trí tuệ để đánh thắng, sự kết hợp giữa tinh thần quyết chí, tin tưởng với đức hy sinh cao thượng.

Thực tế lịch sử ghi rõ, tháng 12/1972, Mỹ tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B.52 nhằm gây sức ép buộc ta phải chấp nhận ký Hiệp định Pari theo các điều khoản sửa đổi của Mỹ; đánh phá, hủy diệt tiềm lực kinh tế - quốc phòng của miền Bắc, hạn chế sự chi viện cho cách mạng miền Nam, làm tê liệt ý chí chiến đấu, quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta; đe dọa phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới. Thực hiện âm mưu này, Mỹ đã huy động số lượng lớn máy bay, tàu chiến và các loại vũ khí vào chiến dịch.

Đây là cuộc huy động lực lượng tập kích đường không lớn nhất của Mỹ kể từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai đến năm 1972. Trong đó, máy bay chiến lược B.52 gồm 193/tổng số 400 chiếc hiện có của quân đội Mỹ; máy bay không quân chiến thuật gồm 1.077/tổng số 3.043 chiếc (có 1 biên đội máy bay F. 111 khoảng 50 chiếc); tàu sân bay với 6/24 chiếc; hơn 50 máy bay tiếp dầu trên không và một số loại máy bay phục vụ khác như máy bay gây nhiễu từ xa, máy bay trinh sát chiến lược, chiến thuật, máy bay chỉ huy, liên lạc dẫn đường, cấp cứu cùng 60 tàu chiến các loại của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương. Máy bay chiến lược B.52, còn được gọi là siêu pháo đài bay B.52, là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của không lực Hoa Kỳ vào thời điểm đó, có tải trọng vũ khí 18 - 30 tấn bom, có thể mang 12-20 quả tên lửa hành trình ALEM hoặc 8 tên lửa hành trình (tàng hình) ACM, 4 pháo 20mm hoặc một pháo 20mm 6 nòng (gấp 10 lần so với máy bay cường kích). Cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào miền Bắc nước ta cuối tháng 12/1972 là một cuộc ném bom có tính hủy diệt.

Trong 12 ngày và đêm, Mỹ đã sử dụng 663 lần máy bay B.52 và 3.920 lần máy bay chiến thuật ném xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã trên miền Bắc nước ta hơn 100.000 tấn bom, đạn. Chiến dịch thả bom đã huỷ diệt nhiều phố xá, làng mạc, phá sập 5.480 ngôi nhà, trong đó có gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga, giết chết 2.368 dân thường, làm bị thương 1.355 người khác.

Với sự chủ động, sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam, qua nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi cách đánh máy bay B.52, các lực lượng vũ trang ta với nòng cốt là quân chủng Phòng không - Không quân và nhân dân miền Bắc, nhất là quân dân Thủ đô Hà Nội đã phát huy sức mạnh tổng hợp của thế trận phòng không nhân dân vững chắc, hợp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các lực lượng, quyết đánh, biết đánh và quyết thắng.

Ngay từ trận đầu ra quân, đêm 18/12/1972, ta đã bắn rơi tại chỗ “siêu pháo đài bay B.52”, mở màn cho những thắng lợi vang dội trong những trận đánh tiếp theo. 12 ngày đêm chiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, quân vàdân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có, chủ yếu bằng B.52 của Mỹ, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. Sau thất bại này, Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 17 trở ra và chấp nhận quay trở lại bàn đàm phán. Ngày 27/01/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết. Cuối tháng 3/1973, quân đội Mỹ và chư hầu phải rút khỏi miền Nam Việt Nam.

Không chỉ Việt Nam mà các nghiên cứu từ phía Mỹ cũng đã nhìn nhận rõ vấn đề này. Trên tạp chí Air & Space của Bảo tàng Smithsonian (Mỹ) có bài viết tựa đề “The Christmas Bombing” (Trận mưa bom Giáng sinh) được trích từ cuốn sách The Eleven Days of Christmas: Americas Last Vietnam Battle (11 ngày Giáng sinh: Trận chiến Việt Nam cuối cùng của Mỹ) của tác giả Marshall Michel, người đã trực tiếp đến Hà Nội, mô tả khá chi tiết về chiến dịch Linebacker II do Mỹ chủ mưu. Theo tác giả Marshall Michel, đầu tháng 12/1972, Nixon điện cho Kissinger thông báo kế hoạch ném bom trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.

Ngày 14/12, Nixon họp với cố vấn an ninh Kissinger, tướng Alexander Haig và chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, đô đốc Thomas Moorer thông qua lần cuối chiến dịch Linerbacker II. Mục tiêu mà Mỹ đặt ra là duy trì nỗ lực tối đa để phá hủy tất cả các tổ hợp mục tiêu chính ở khu vực Hà Nội và Hải Phòng và các vùng lân cận, tạo ra “cường độ khủng khiếp để buộc Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải chấp nhận điều khoản của Mỹ, và cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu thấy rằng Mỹ không bỏ rơi họ”. Cũng qua chiến dịch này, Nixon muốn răn đe Sài Gòn nếu giúp Nixon kéo dài đàm phán, xa hơn là giúp Nixon chiến thắng trong nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo thì Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ...

Bài viết trên tạp chí Air & Space cũng nêu rõ, do thiệt hại ngoài sức tưởng tượng nên ngày 30/12/1972, Tổng thống Nixon đã ra lệnh chấm dứt ném bom… Vậy là Hiệp định Paris đã được ký với nội dung về cơ bản không khác mấy so với phương án đã được ký tắt trước khi đàm phán bị kéo dài do Mỹ từ chối ký kết trước đây. Bài viết cũng cho rằng, Mỹ đã chịu rất nhiều tổn thất để rồi vẫn phải ký vào văn bản mà họ không muốn ký, điều này đồng nghĩa là mục tiêu của Mỹ khi phát động chiến dịch Linebacker II thực sự thất bại. Chiến dịch Linebacker II bị phản đối mạnh mẽ trên khắp thế giới, cả ở các nước XHCN lẫn các nước phương Tây, thậm chí tại Mỹ, Nixon còn bị chỉ trích là kẻ điên rồ…

Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc “chống tham nhũng làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế Việt Nam”


Cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc chiến lâu dài, gay go, quyết liệt. Chính vì sự quyết tâm trong cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã củng cố niềm tin trong nhân dân và đó cũng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tham nhũng là tệ nạn kéo lùi sự phát triển kinh tế của một quốc gia, hủy hoại uy tín, danh dự của lực lượng cầm quyền, lãnh đạo đất nước. Và chính tham nhũng hiện nay cũng đang trở thành hiểm họa, vấn nạn mà tất cả các quốc gia đều quan tâm. Trong đó, những quốc gia đang phát triển và chậm phát triển thì vấn đề này như một căn bệnh mà nếu không ngăn chặn được sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

“Cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng đang làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế” - đó là lập luận của những cá nhân, tổ chức, các trung tâm truyền thông chống Đảng, Nhà nước Việt Nam đang tập trung tuyên truyền. Luận điệu này được Đài RFA đăng tải trên website, cho rằng “cuộc chiến chống tham nhũng rộng khắp của Đảng Cộng sản Việt Nam đang khiến cho nhiều giao dịch kinh tế bị tê liệt, có thể ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm xuất khẩu”. Đài RFA dẫn lời của Reuters suy diễn rằng, việc chống tham nhũng về dài hạn được nhìn nhận là tích cực nhưng trong ngắn hạn có thể làm tê liệt hoạt động kinh doanh, đặc biệt “nếu việc thực thi pháp luật bị cho là không rõ ràng và có động cơ chính trị”… Đài VOA tiếng Việt rêu rao, chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam làm tê liệt chuỗi cung ứng đầu tư. Họ lập luận rằng, chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam đã làm tê liệt nhiều giao dịch thông thường trong nước, gây ra tình trạng thiếu hàng hóa thiết yếu và làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Cùng phụ họa với RFA, VOA là các cá nhân, tổ chức chống phá Việt Nam đã chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội, từ đó đi đến quy kết, xuyên tạc bản chất cuộc chiến chống tham nhũng, hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tác động vào tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân, nhất là đối với các doanh nhân, cán bộ trong bộ máy Nhà nước.

Luận điệu “chống tham nhũng làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế” là hoàn toàn không có cơ sở. Trước tiên, cần phải nhìn nhận, tham nhũng tác động trực tiếp đến sự ổn định và phát triển đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Hành vi này gây ra những hậu quả, tác hại to lớn trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, nhất là đối với kinh tế, tình trạng tham nhũng gây thất thoát nghiêm trọng tài sản công, bào mòn ngân sách nhà nước để làm lợi cho một cá nhân, nhóm người tham nhũng. Tham nhũng còn đe dọa sự ổn định, an ninh xã hội, xâm hại các thể chế và giá trị dân chủ, các giá trị đạo đức, công lý... Nếu không kịp thời ngăn chặn, tham nhũng sẽ trở thành mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đe dọa đến tồn vong của chế độ. Do đó, lập luận cho rằng chống tham nhũng làm ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế là sai trái.

Quan điểm trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước Việt Nam rất rõ ràng, những đối tượng tham nhũng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời, Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội tích cực thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo môi trường lành mạnh, trong sạch trong cả đầu tư công và môi trường đầu tư tư nhân. Như vậy, quan điểm rõ ràng “cây ngay không sợ chết đứng”, đã trong sạch, không tham ô, tham nhũng thì không phải e dè trong công việc của mình. Do đó, không thể cho rằng vì lý do chống tham nhũng nên nhiều cá nhân sợ không dám làm, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, tác động đến các chuỗi cung ứng trong kinh tế.

Cuộc chiến chống tham nhũng được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm. Để đối phó với tình trạng này, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ban hành Công ước về chống tham nhũng vào ngày 9/12/2003. Cuộc chiến chống tham nhũng cũng là một phần không thể thiếu đối với những quốc gia phát triển như Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU). Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các quốc gia Đông Nam Á... đều tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng để tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội. Các quốc gia tổ chức triển khai cuộc chiến chống tham nhũng tạo động lực to lớn cho tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, một quốc gia trong khối ASEAN là Indonesia đã tổ chức cuộc chiến chống tham nhũng rất bài bản với việc công bố “đường dây nóng” để người dân có thể trực tiếp thông báo những vấn đề họ bức xúc; thành lập Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (KPK); thành lập Tổ cố vấn của Tổng thống về chống tham nhũng... Những việc làm quyết liệt đó đã tạo động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở đất nước này. Do đó, hoàn toàn không có lý lẽ nào để tô vẽ, nguỵ biện rằng, cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng đang làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế.

Thời gian qua, các thế lực chống phá Việt Nam luôn viện dẫn nhiều lý do để chỉ trích Việt Nam, khi cuộc chiến chống tham nhũng đang cho thấy hiệu quả rất tích cực thì họ cũng không muốn điều đó xảy ra. Những thông tin sai trái từ các cá nhân, tổ chức, trung tâm chống phá Việt Nam về cuộc chiến chống tham nhũng đòi hỏi người dân cần cảnh giác, không phụ họa, chia sẻ trên mạng xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã khẳng định: “Công tác chống tham nhũng, tiêu cực đã trở thành xu thế không thể đảo ngược”; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không làm nản chí, chùn bước, sợ sai không dám làm của cán bộ, đảng viên, mà chỉ làm chùn bước những ai có động cơ không trong sáng, đã trót "nhúng chàm" và những người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức và kinh nghiệm”.

Cuộc chiến chống tham nhũng đi vào thực chất, không còn vùng cấm và việc nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía người dân chính là động lực để cuộc chiến này càng thêm vững vàng với mục tiêu xây dựng một xã hội thực sự trong sạch, vì quyền lợi của mọi người dân, vì lợi ích của quốc gia dân tộc.

TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM SỰ THẬT KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC



Thực tế hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cho thấy rõ ràng chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, cũng như các nước khác, Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước hay kích động bạo lực, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân... Chính sách đó đã luôn được Nhà nước Việt Nam khẳng định và thực hiện nhất quán.

Sự thật là thế, vậy mà những năm gần đây, trong các báo cáo tự do tôn giáo của một số nước lại đề cập đến Việt Nam với những thông tin sai lệch, vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền “tự do tôn giáo” của người dân. Họ cho rằng Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế các hoạt động có tổ chức của nhiều tôn giáo, thậm chí có hành động đàn áp một số tín đồ tôn giáo. Bên cạnh đó, còn một bộ phận nhỏ chức sắc, tín đồ của một số tôn giáo cho rằng họ không được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; rêu rao rằng ở Việt Nam không có tự do tôn giáo, Nhà nước Việt Nam xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của giáo hội...

Những đánh giá ấy chẳng những không phản ánh đúng bản chất tình hình mà thậm chí cố tình phớt lờ những thành tựu của Việt Nam trong tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Thực chất đây không chỉ là những nhận thức sai lệch, mà xuất phát từ âm mưu, mục đích chính trị, nhằm lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta và chính quyền các cấp. 

Trở lại với âm mưu, luận điệu vu cáo rằng Việt Nam có các hoạt động đàn áp tôn giáo, một lần nữa cần nhìn vào thực tế để thấy mặt thật của vấn đề. Chẳng hạn, lâu nay tại Việt Nam đã xuất hiện không ít hoạt động tôn giáo trái pháp luật của một số tổ chức Tin lành nước ngoài chưa được cấp phép, điển hình là các tổ chức tà giáo mang danh nghĩa Tin lành truyền vào Việt Nam như Hội thánh của Đức Chúa Trời mẹ, Tân Thiên Địa... Hoạt động của đa phần các tổ chức này đều trái với văn hóa truyền thống Việt Nam, nhuốm màu mê tín dị đoan, hoạt động lén lút, có dấu hiệu trục lợi và nhìn chung là vi phạm pháp luật, bị dư luận lên án. Tuy nhiên, đối với các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật của các tổ chức tà giáo như vậy, lực lượng chức năng Việt Nam chủ yếu nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý dựa trên quy định pháp luật.

Như vậy, một lần nữa chúng ta khẳng định chắc chắn rằng, ở Việt Nam hoàn toàn không có cái gọi là đàn áp tôn giáo. Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo chỉ là chiêu trò mà các thế lực thù địch lợi dụng, sử dụng để nhằm phục vụ âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Điều đáng mừng là trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chúng ta đã có thêm nhiều kênh quan trọng để đưa ra tiếng nói và khẳng định thực tế tình hình tự do tôn giáo ở đất nước mình. Thông qua các cơ chế và diễn đàn song phương, đa phương, khu vực và quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc, có một sự thật rõ ràng đang được thừa nhận, đó là Việt Nam đang tích cực cùng các quốc gia khác trên thế giới đấu tranh bảo vệ, phát huy các nguyên tắc, nội dung tiến bộ về tự do tôn giáo, và vẫn sẽ kiên trì bảo vệ lẽ phải trong lĩnh vực này.

Đẩy mạnh đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong Quân đội


Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong Quân đội là một phương thức quan trọng nhằm làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” và thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ góp phần tăng cường trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội.

Thời gian qua, các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” (“DBHB”) tiến công vào Quân đội ta trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa (TT,VH). Chúng triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, nhất là mạng in-tơ-nét, các website, blog, tạp chí, tập san, báo, đài phát thanh,… để tán phát các tin, bài, tài liệu có nội dung xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Quân đội ta.

Chúng đẩy mạnh tuyên truyền quan điểm “quân đội đứng ngoài chính trị”, “quân đội phi giai cấp”, lực lượng vũ trang “… chỉ là của quốc gia, dân tộc, không cần đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái nào, lực lượng chính trị nào”. Cùng với đó, chúng đòi giải tán hệ thống tổ chức đảng, cơ quan chính trị, chính ủy (chính trị viên) trong Quân đội, hòng chuyển hóa Quân đội ta thành “đội quân chuyên nghiệp, phi đảng phái”,… Trước thực tế quan hệ của Việt Nam với cộng đồng quốc tế ngày càng phát triển, các thế lực thù địch lại tung ra luận điệu cho rằng: hiện nay Việt Nam không còn kẻ thù, Quân đội nhân dân Việt Nam không còn đối tượng tác chiến nữa…, hòng tạo nên sự mơ hồ, mất cảnh giác trong cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) Quân đội. Lợi dụng bầu không khí dân chủ của xã hội, khi Đảng và Nhà nước ta tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, chúng xuyên tạc: “Quân đội luôn được coi là công cụ trọng yếu “trước hết” bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước “sau đó” mới bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân”, hoặc kích động rằng: “Bản Hiến pháp mới sẽ trói tay lực lượng vũ trang, kích hoạt những mầm mống nội chiến và tiếp tay cho kẻ thù thực hiện âm mưu xâm lược”,… Đáng chú ý là, chúng đẩy mạnh sử dụng các trang mạng xã hội để truyền tải các thông tin sai lệch, kêu gọi, tập hợp ý kiến, quan điểm “trái chiều”, “phản biện” các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta; đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 1992, xóa bỏ nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội. Chúng còn ra sức bôi nhọ, nói xấu, hạ thấp uy tín của Quân đội; chia rẽ tình đoàn kết máu thịt giữa Quân đội với nhân dân. Lợi dụng vụ cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, chúng tung tin vu cáo Quân đội trấn áp nhân dân. Sau các vụ tàu Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trên vùng Biển của ta, cắt cáp tàu Bình Minh 02 và tàu Vi-king 2, xua đuổi, truy bắt tàu đánh cá của ngư dân ta, chúng vu khống Quân đội không thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc,… Gần đây, Quân đội ta thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập quân sự, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, chúng tung tin vu khống Quân đội diễn tập để cướp đất của dân, đàn áp nhân dân, làm mất quyền tự do dân chủ của nhân dân,... Chúng còn kêu gọi Quân đội phải “nhận thức đúng đắn” về mục tiêu hành động là: vì nhân dân, vì dân tộc, chứ “không vì bảo vệ lợi ích của một đảng độc quyền”(?) Lợi dụng một số cán bộ, đảng viên trong Quân đội có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội…, chúng tìm cách nói xấu, hòng gây chia rẽ nội bộ, làm phai nhạt bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của Quân đội ta.

Có thể khẳng định rằng, âm mưu, thủ đoạn “DBHB” trên lĩnh vực TT,VH của các thế lực thù địch nhằm vào Quân đội là rất thâm độc, xảo quyệt, được tiến hành với tần suất ngày càng tăng. Mục tiêu cuối cùng của chúng là nhằm “phi chính trị hóa” quân đội, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng ta đối với Nhà nước và xã hội, lái Việt Nam đi sang con đường lệ thuộc vào mục đích của chúng. Với tinh thần cảnh giác cách mạng cao độ, bản lĩnh chính trị vững vàng; luôn chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, giữa đấu tranh với nâng cao chất lượng tổng hợp, trước hết là chất lượng về chính trị, Quân đội đã chủ động, tích cực tiến công và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội được giữ vững, bảo đảm cho Quân đội luôn là lực lượng chiến đấu, lực lượng chính trị tin cậy, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, gắn bó máu thịt với nhân dân, kiên định với đường lối đổi mới của Đảng và mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Quân đội là một lực lượng nòng cốt, đi đầu cùng toàn Đảng, toàn dân tích cực, chủ động đấu tranh, phòng, chống, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “DBHB” trên lĩnh vực TT,VH của các thế lực thù địch. Tuy vậy, trong Quân đội vẫn còn một số CB,CS có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, làm ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, như: chưa nắm vững thực chất tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; còn băn khoăn, lo lắng, thiếu niềm tin vào hiệu quả của việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước; còn có thái độ thờ ơ, vô cảm trước những hành vi vi phạm pháp luật, suy đồi về đạo đức, lối sống. Những biểu hiện trên, nếu không được khắc phục, sẽ là mảnh đất tốt để các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện chiến lược “DBHB” trên lĩnh vực TT,VH nhằm vào Quân đội ta.

Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng Quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH, hội nhập quốc tế đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao. Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, Quân đội phải không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, làm cơ sở để xây dựng vững mạnh về mọi mặt. Muốn làm được điều đó, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung, biện pháp; trong đó, đẩy mạnh đấu tranh trên lĩnh vực TT,VH là vấn đề cơ bản, cấp bách nhất.

Trước hết, phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính ủy (chính trị viên), người chỉ huy và cơ quan chức năng các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực TT,VH. Nhiệm vụ này là trách nhiệm của các tổ chức đảng và mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là của cấp ủy, chính ủy (chính trị viên), người chỉ huy và cơ quan chính trị các cấp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít cấp ủy, người chỉ huy, nhất là cấp cơ sở nhận thức chưa đầy đủ, cho rằng đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực TT,VH là trách nhiệm của Trung ương, của các học viện, nhà trường, các viện nghiên cứu, cơ quan báo chí...; do đó, chưa thật sự coi trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phòng, chống “DBHB”. Có nơi, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống “DBHB” trên lĩnh vực TT,VH còn mang tính hình thức, thậm chí giao khoán cho cơ quan chính trị. Để khắc phục tình trạng đó, cấp ủy các cấp cần tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “DBHB” trên lĩnh vực TT,VH”; đồng thời, rà soát, kiện toàn, xây dựng quy chế, quy định và duy trì có nền nếp chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo. Theo đó, các Đảng ủy trực thuộc Quân ủy Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo của cấp ủy, Trưởng Ban là đồng chí Bí thư Đảng ủy; các cấp ủy còn lại, đồng chí Bí thư cấp ủy trực tiếp chỉ đạo. Hằng năm, Ban Chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình hoạt động; cấp ủy xây dựng kế hoạch đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực TT,VH ở cấp mình, đề ra những chủ trương, biện pháp sát với đặc điểm, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Đồng thời, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của cán bộ, đảng viên, của mọi cấp, mọi ngành; thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp đấu tranh, mang lại hiệu quả thiết thực. Mặt khác, phải tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, rút kinh nghiệm, kịp thời khắc phục những khâu yếu, mặt yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở các đơn vị.

Hai là, làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý chí chiến đấu, tinh thần cảnh giác cách mạng cho bộ đội. Giáo dục chính trị, tư tưởng là hoạt động rất quan trọng của công tác tư tưởng, có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội nói chung, đối với CB,CS trong phòng, chống chiến lược “DBHB” nói riêng. Cấp ủy, tổ chức đảng các đơn vị cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền làm cho CB,CS, đảng viên, quần chúng hiểu rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn “DBHB” trên lĩnh vực TT,VH của các thế lực thù địch. Nội dung giáo dục, tuyên truyền, phải tập trung làm rõ tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Trong đó, cần chú trọng những vấn đề mang tính nguyên tắc, nhạy cảm; đẩy mạnh đấu tranh phê phán, bác bỏ những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch. Đồng thời, trang bị cho bộ đội những kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như các vấn đề khác do cuộc sống đặt ra; tăng cường giáo dục về lịch sử, truyền thống của dân tộc, Quân đội và đơn vị, các giá trị chuẩn mực đạo đức cách mạng, thang giá trị đạo đức về “chân, thiện, mỹ”, kỹ năng giao tiếp, ứng xử,… Trong quá trình tiến hành, cấp ủy các đơn vị cần vận dụng sáng tạo các hình thức, biện pháp giáo dục; kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục cơ bản với giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng sinh hoạt chính trị, tư tưởng, thực hiện có nền nếp, chất lượng Ngày chính trị - văn hoá - tinh thần; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Các đơn vị cần duy trì chặt chẽ các chế độ: thông báo chính trị, thời sự, đọc báo, nghe đài, xem truyền hình; tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao; thực hiện có chất lượng Ngày Đảng, Ngày Pháp luật; đổi mới hoạt động quản lý, nắm và giải quyết tư tưởng với mọi quân nhân tại đơn vị.

Ba là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc, là biện pháp cơ bản để Quân đội đấu tranh có hiệu quả chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Do vậy, các cấp cần phải giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội; đồng thời, tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 51-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) và Nghị quyết 513-NQ/ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) “Về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy, gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. Với phương châm gắn chặt giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là chính, cấp ủy các cấp cần tập trung lãnh đạo xây dựng nội bộ từng đơn vị vững mạnh về mọi mặt; trong đó, chú trọng gắn xây dựng đội ngũ đảng viên với xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng cấp ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì, tạo nền tảng vững chắc trong đấu tranh phòng, chống “DBHB” trên lĩnh vực TT,VH. Cùng với đó, các đơn vị cần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh có hiệu quả với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham ô, tham nhũng, cửa quyền…, tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, không để xảy ra hiện tượng cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan, đơn vị bị kẻ địch lôi kéo, móc nối; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những quan điểm, tư tưởng sai trái thẩm lậu vào đơn vị. Một trong những vấn đề quan trọng hiện nay là, cấp ủy các cấp cần gắn giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng đạo đức cách mạng với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trọng tâm là khắc phục những hạn chế, khuyết điểm về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, công tác cán bộ. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định về quản lý nội bộ, quản lý tài liệu và bảo vệ chính trị nội bộ; không để các ấn phẩm văn hoá độc hại, tài liệu phản động thẩm lậu vào đơn vị; quản lý chặt chẽ thông tin qua mạng in-tơ-nét, điện thoại di động, không để CB,CS bị tác động bởi những diễn đàn xấu độc.

Bốn là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, phương tiện truyền thông, lực lượng đấu tranh chuyên sâu và hệ thống thiết chế văn hóa. Các viện nghiên cứu, học viện, nhà trường, các cơ quan chức năng, đội ngũ các nhà khoa học trong Quân đội cần triển khai các đề tài, công trình nghiên cứu lý luận, nhất là những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên CNXH ở nước ta, về sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội,... Thường xuyên bám sát đời sống mọi mặt tình hình quốc tế, khu vực và trong nước, chủ động dự báo sự vận động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, những khuynh hướng, tình huống có thể xảy ra đối với sự phát triển của đất nước. Trong đó, dự báo nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị trong nội bộ là việc làm rất quan trọng. Việc nghiên cứu, dự báo cần được thực hiện ở các quy mô khác nhau, ở nhiều loại hình cơ quan, đơn vị; qua đó, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy những biện pháp phòng, chống, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “DBHB” của các thế lực thù địch. Các đơn vị cần coi trọng việc sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm trong đấu tranh trên lĩnh vực TT,VH. Đồng thời, phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, xuất bản, phương tiện truyền thông, các đơn vị nghệ thuật Quân đội trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch; tạo ra nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về đề tài chiến tranh cách mạng, về lực lượng vũ trang,... có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Toàn quân cần tiếp tục củng cố và nhân rộng lực lượng đấu tranh trên mạng; coi trọng những người có bản lĩnh chính trị, trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có khả năng diễn đạt và dũng khí, quyết tâm đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước. Bên cạnh đó, cần thường xuyên quan tâm nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ các nhà khoa học xã hội và nhân văn quân sự của các học viện, nhà trường, cơ sở nghiên cứu và các phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí quân đội. Đồng thời, quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, có cơ chế, chính sách bảo vệ, khen thưởng phù hợp đối với những lực lượng làm nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực TT,VH; phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng, tạo sự liên kết, phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ, hiệu quả; khắc phục tình trạng “mạnh ai nấy làm” hoặc phối hợp, hiệp đồng mang tính “thời vụ”. Các đơn vị phải thường xuyên quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CB,CS; phát huy có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, tạo môi trường văn hóa quân sự trong sạch, lành mạnh trong từng cơ quan, đơn vị.

Thực hiện tốt các giải pháp trên đây là bảo đảm quan trọng để đấu tranh có hiệu quả với chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực TT,VH, góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Xuyên tạc bản chất, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội - một thủ đoạn thường thấy của các thế lực thù địch


Xuyên tạc bản chất, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội là một thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ, tiến tới “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” Quân đội. Thời gian gần đây, thủ đoạn này càng được tiến hành ráo riết hơn, vì vậy, cần phải nhận diện và kiên quyết đấu tranh bác bỏ.

 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, quân đội là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp. Bất cứ quân đội nào cũng đều mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị đã sinh ra nó. Không có quân đội phi giai cấp, siêu giai cấp, quân đội trung lập. V.I. Lê-nin đã khẳng định: “Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội vào chính trị - đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ, giả nhân, giả nghĩa của giai cấp tư sản”. Quán triệt, vận dụng tư tưởng đó vào thực tiễn xây dựng Quân đội ở Việt Nam, Đảng ta đã tổ chức xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản từ không đến có, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Các đội tự vệ công nông, đội du kích Bắc Sơn, đội du kích Ba Tơ, đội Cứu quốc quân,… là những mầm mống đầu tiên của lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân. Trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “chính trị trọng hơn quân sự”, “tuyên truyền trọng hơn tác chiến”, “người trước, súng sau”. Ngày 22-12-1964, kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Người khẳng định: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đó là luận điểm khái quát nhất về bản chất, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam.

 Thế nhưng, với mưu đồ đen tối, các thế lực thù địch ra sức chống phá, xuyên tạc, hòng “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” Quân đội. Chúng coi đây là một trong ba trọng tâm chống Đảng, Nhà nước và hướng lái, chuyển hóa cách mạng Việt Nam. Kế hoạch của chúng là: lấy phá vỡ nền tảng chính trị là then chốt; chống phá về kinh tế là biện pháp cơ bản, thường xuyên, lâu dài; “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là nhiệm vụ trọng yếu. Thủ đoạn đó không mới, nhưng cực kỳ nguy hiểm, nhằm xóa nhòa bản chất giai cấp, chức năng chính trị, xã hội của lực lượng vũ trang cách mạng; phủ nhận nguyên tắc Đảng lãnh đạo Quân đội, làm cho Quân đội mất phương hướng chính trị, xa rời mục tiêu, lý tưởng chiến đấu và bị vô hiệu hóa. Để đạt được mục tiêu đề ra, chúng đã và đang sử dụng mọi biện pháp hòng làm thay đổi bản chất chính trị của Quân đội và sự nghiệp xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, v.v. Chúng lập luận trơ trẽn rằng, việc tổ chức ra quân đội chỉ để bảo vệ “lợi ích dân tộc”, “lợi ích quốc gia”; rằng, quân đội phải “trung lập”, “đứng ngoài chính trị”, “không cần đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái nào”. Chúng còn viện dẫn những hiện tượng cá biệt, đơn lẻ để đánh giá, xuyên tạc bản chất, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội, v.v. Gần đây, các thế lực thù địch tiếp tục tuyên truyền, xuyên tạc về việc Quân đội tham gia sản xuất, phát triển kinh tế xây dựng đất nước. Thâm độc hơn, chúng tỏ vẻ thân thiện góp ý rằng “Quân đội nhân dân Việt Nam không nên thực hiện sản xuất, lao động”, mà chỉ thuần túy làm nhiệm vụ quốc phòng; “Quân đội không làm kinh tế là sự đột phá về tư duy”; mừng vì “Quân đội sẽ không làm kinh tế”; hay “đáng lẽ Quân đội phải ngừng làm kinh tế lâu rồi”, vì làm kinh tế thì “lợi ít, hại nhiều”, v.v. Những luận điệu thâm độc không có gì khác là nhằm xuyên tạc bản chất, truyền thống, chức năng của Quân đội, tách Quân đội khỏi sự gắn bó máu thịt với nhân dân và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời hạ thấp uy tín của Quân đội trong đời sống xã hội, v.v.

           Cần thấy rằng, quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng, cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân. Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, dù thời bình hay thời chiến, Quân đội luôn mang bản chất cách mạng, là chỗ dựa vững chắc cho Đảng, Nhà nước trong bảo vệ chế độ và nền độc lập dân tộc; gắn bó mật thiết với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, lập nên những chiến công hiển hách, đánh đuổi thực dân, đế quốc và là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó là cơ sở thực tiễn khẳng định chức năng, bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lý luận và thực tiễn đã cho thấy Quân đội nhân dân Việt Nam có ba chức năng cơ bản. Cùng với chức năng “đội quân chiến đấu” còn là “đội quân công tác”, “đội quân lao động sản xuất”. Đó là nhiệm vụ được Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân giao cho Quân đội. Hiểu đầy đủ và nắm vững chức năng của Quân đội phải là như vậy. Trong vấn đề này, các thế lực thù địch đã rất thâm độc khi chỉ đề cập tới chức năng “đội quân chiến đấu” và coi đó là duy nhất, trong khi lờ đi hai chức năng cơ bản còn lại, thậm chí còn xuyên tạc, phê phán việc Quân đội tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế. Thật trơ trẽn, lố bịch!

           Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, trong điều kiện phải tiến hành cuộc chiến tranh chống thù trong, giặc ngoài, V.I. Lê-nin vẫn không coi nhẹ nhiệm vụ phát triển kinh tế, mà đặt kinh tế và quốc phòng trong mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại. Theo quan điểm đó, mối quan hệ giữa tổ chức quân sự với kinh tế và văn hóa của nước ấy chưa bao giờ bị lơi lỏng. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng được thể hiện rõ trong chính sách “ngụ binh ư nông” của các thời Lý, Trần, Lê. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “…quyết tâm xây dựng Quân đội ta thành một quân đội hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu, học tập giỏi, công tác giỏi, sản xuất giỏi”3. Nhiệm vụ lao động, sản xuất của Quân đội được thể hiện trong các văn kiện chính thức của Đảng qua các kỳ đại hội, mới nhất là văn kiện Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X: “... kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng - an ninh...” và “quốc phòng - an ninh với kinh tế”, v.v. Thực tiễn cho thấy, những năm sau chiến tranh, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội luôn phát huy truyền thống và bản chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, thực hiện tốt chức năng “đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động, sản xuất”, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

           Khi xem xét những luận điểm đề cập bản chất, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội, nhất là Quân đội tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, với cách nhìn nhận khách quan, toàn diện, chúng ta không “vơ đũa cả nắm”, không đánh đồng người tốt, kẻ xấu, nhưng cần nhận diện, phân biệt rõ quan điểm nào là sai trái, quan điểm nào là thù địch để có cách ứng xử phù hợp. Đối với những người do thiếu thông tin, nhận thức chưa đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ của Quân đội thì phải tuyên truyền, thuyết phục để họ nhận thức đúng vấn đề, không có những hành động vô tình tiếp tay cho kẻ xấu, làm tổn hại đến uy tín, thanh danh Quân đội. Đối với những kẻ thù địch, cố tình xuyên tạc, chống phá Quân đội thì phải kiên quyết đấu tranh, nghiêm trị theo pháp luật. Đó là cách làm thiết thực nhất, hữu hiệu nhất trong bối cảnh các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị đang sử dụng mọi “mưu ma, chước quỷ” chống phá Quân đội nhân dân Việt Nam.