Tham nhũng được Đảng
ta nhận diện là một quốc nạn, một trong bốn nguy cơ làm
suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa;
công tác phòng, chống tham nhũng được xác định là cuộc đấu tranh lâu dài, khó
khăn và phức tạp
Thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước, được
dư luận, nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Những kết quả đạt được trong
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng chính là nhằm góp phần thực hiện
tốt các yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ nói riêng, xây dựng, chỉnh đốn
Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh nói chung.
Có thể khẳng định
rằng, công tác PCTN ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nạn
tham nhũng đã bị ngăn chặn, đẩy lùi; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước được nâng lên. Có thể khái quát một số đặc điểm
của công tác PCTN ở Việt Nam như sau:
- Không có vùng
cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng
của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào;
- Làm từng bước, rõ
đến đâu xử lý đến đó;
- Nhân dân và cả hệ
thống chính trị vào cuộc;
- Nhân văn, phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội;
- Lấy phòng ngừa là
chính, cơ bản, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách.
Bên
cạnh kết quả đạt được, công tác PCTN ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như:
công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN hiệu quả chưa cao, hiện tượng phải hối
lộ, bôi trơn hoặc tác động bằng hình thức khác để được thuận lợi hơn trong giải
quyết công việc còn phổ biến; một số cơ chế, chính sách còn thiếu chặt chẽ,
chưa phù hợp với thực tiễn; thực thi pháp luật có lúc, có nơi chưa
nghiêm.
Để nâng cao hiệu
quả công tác PCTN trong thời gian tới, cần triển khai thực hiện một số giải
pháp sau:
Một là, giữ vững nền tảng
tư tưởng, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ và
yêu cầu đặt ra đối với cán bộ, đảng viên trong từng giai đoạn cách mạng.
Hai là, coi trọng giáo dục,
rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Có thấm nhuần đạo đức cách mạng, cán bộ, đảng viên mới giữ gìn được lối
sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng
và mọi tệ nạn xã hội. Chính phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ,
đảng viên là sức “đề kháng” mạnh mẽ chống lại mọi suy thoái, biến chất
Ba là, xác định tiêu chí và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về
đạo đức, kết hợp hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ
tư (khóa XI, khóa XII) của Đảng gắn với việc
thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Bốn là, các cấp ủy, tổ chức đảng cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc
thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét