Trong tiếp cận
học thuật của thế giới hiện nay, các nhóm tôn giáo thường được gọi một cách phổ
biến là “phong trào tôn giáo mới” hoặc “các tôn giáo mới”. Tuy nhiên, tìm một
định nghĩa cho khái niệm này rất khó. Các nhà nghiên cứu thay vì đưa ra định
nghĩa, thường cố gắng chỉ ra các đặc điểm chung của các nhóm tôn giáo mới. Nhìn
chung, các “phong trào tôn giáo mới” có đặc điểm chung là thể hiện sự mới và lạ
về niềm tin, thực hành nghi lễ và cách tổ chức cộng đồng tín đồ. Các nhóm này
đều có hành vi thờ cúng đối với các đối tượng thiêng cụ thể và có nhiều nhóm
đưa ra những tiên tri, đặc biệt là tiên tri về thế giới sau ngày tận thế. Đây
cũng là một điểm quan trọng giúp phân biệt chúng với các phong trào Thời đại
mới. Với “các nhóm thờ cúng”, khái niệm ngày càng ít được dùng. Lý do là khái
niệm này không đủ rõ về tính mới của các nhóm này, do mới chỉ nói đến hành vi
thờ cúng.
Ở khu vực Đông Á,
giới nghiên cứu Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông thường sử dụng
thuật ngữ “tôn giáo mới”, “tân giáo”, “tân tôn giáo”. Điều này được giải thích,
“tôn giáo mới” là đối lập với “tôn giáo truyền thống”, chúng xuất hiện sau tôn
giáo truyền thống và có một số hình thái mới và đặc điểm mới. Người ta thường
coi những tôn giáo xuất hiện ở thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhất là từ sau thế chiến hai, là tôn giáo mới. Tôn giáo mới ra đời
sau, nên thông thường có quy mô nhỏ, giáo phái phức tạp; phần lớn tách ra từ
các tôn giáo truyền thống có quan hệ về mặt tư tưởng với tôn giáo truyền thống.
Khi tách ra trở thành tôn giáo độc lập, các tôn giáo mới thường phê phán, cạnh
tranh với tôn giáo truyền thống. Một số tôn giáo mới có thái độ khoan dung hơn,
tiếp thu học tập tôn giáo truyền thống để cùng tồn tại và phát triển.
Ở Việt Nam, trong
thập niên 90 thế kỷ XX, nhiều nhà nghiên cứu tán đồng với các nhà quản lý gọi
các hiện tượng tôn giáo mới là “đạo lạ”. Từ đầu thế kỷ XXI, đa số các nhà
nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam, nhất là Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam) và Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng (Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh), sử dụng thuật ngữ “hiện tượng tôn giáo mới”. Bên cạnh
hai xu hướng nêu trên, cho đến nay, ở nước ta, một bộ phận các nhà nghiên cứu,
chủ yếu đào tạo ở Phương Tây, vẫn sử dụng phổ biến thuật ngữ “phong trào tôn
giáo mới”.
Như vậy, phong
trào tôn giáo mới hay giáo phái mới, hay tà đạo, tà giáo, đạo lạ… nhằm chỉ các
hiện tượng tôn giáo mới được phát sinh từ những hoạt động có tính chất tôn giáo
hay cả các hoạt động lợi dụng tôn giáo. Viện Nghiên cứu Tôn giáo cũng đã đưa ra
thuật ngữ cho các nhóm, phái này là hiện tượng tôn giáo mới, bởi các hiện tượng
này có thể được sinh ra từ những tôn giáo chính danh (đã được Nhà nước công
nhận), có vay mượn các giáo lý, kinh sách của các tôn giáo đã có; hoặc dung hợp
giữa tín ngưỡng bản địa với các giáo lý tôn giáo khác; hoặc là có các giáo lý mới,
mang tính chất thần bí, chữa bệnh tâm linh, rèn luyện sức khỏe…
Do vậy, việc sử
dụng thuật ngữ “hiện tượng tôn giáo mới” để chỉ các nhóm, phái… có tính chất
tôn giáo, chưa được công nhận và đăng ký hoạt động, mới nổi tại một số tỉnh,
thành phố ở Việt Nam xuất hiện từ giữa thế kỷ XX trở lại đây, với lý do khái
niệm này dễ được chấp nhận cả trong giới nghiên cứu và quản lý./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét