Lợi dụng
tình hình khó khăn trong bảo đảm ổn định thu nhập, việc làm của một số doanh
nghiệp xuất khẩu trong thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện những bài viết
kích động công nhân đình công, biểu tình. Các bài viết này phủ nhận vai trò của
Công đoàn Việt Nam, cho rằng Công đoàn Việt Nam không đấu tranh đòi tăng lương
cho người lao động, và rằng chỉ có các tổ chức công đoàn độc lập với Công đoàn
Việt Nam mới chăm lo tốt cho quyền lợi của người lao động. Đây là âm mưu nguy
hiểm, với ý đồ muốn phá hoại ổn định chính trị, phá hoại môi trường đầu tư tại
Việt Nam. Luôn quan tâm, quyết liệt đề nghị tăng lương cho người lao động Thời
gian qua, những khó khăn của tình hình thế giới tác động trực tiếp đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh, quan hệ lao động tại khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước,
nhất là tại các doanh nghiệp thâm dụng lao động như: Da giày, dệt may, gỗ... Có
ít đơn hàng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm việc làm, thậm chí cắt
giảm lao động ngay vào thời điểm cuối năm 2022 và cận Tết Quý Mão năm 2023, làm
ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, đời sống của công nhân, người lao động. Do
kinh tế thế giới khá ảm đạm, lạm phát cao, nhu cầu tiêu dùng thấp nên theo Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO), số người thất nghiệp năm 2022 có thể lên tới 207
triệu người. Như thế, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động đang là khó
khăn chung của các nước trên thế giới. Bất chấp thực tế khách quan đó, có quan
điểm sai trái được lan truyền trên mạng cho rằng, Công đoàn Việt Nam hiện nay bỏ
mặc, không còn quan tâm tới đấu tranh đòi quyền lợi, không đòi tăng lương cho
người lao động, mà chỉ quan tâm kết nạp đoàn viên công đoàn.
Thực tế là vấn đề đấu tranh đòi tăng lương,
yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho người lao động luôn là mối quan tâm hàng đầu của Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam. Thực tế là trong các cuộc họp của Hội đồng Tiền
lương quốc gia, tiếng nói của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn là tiếng
nói đầy trọng lượng và rất quyết liệt. Mỗi lần họp bàn về tăng mức lương tối
thiểu vùng, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn đưa ra một mức đề xuất
cao nhất so với các ý kiến khác và đấu tranh quyết liệt với đại diện người sử dụng
lao động để bảo vệ đề xuất ấy.
Cụ thể, ngay trong năm 2022 vừa qua, từ những
đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong Hội đồng Tiền lương quốc
gia, ngày 12-6-2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định tăng lương tối thiểu vùng
đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét