Ngày Lễ Giáng sinh không có nguồn gốc từ Việt Nam, đó là
ngày lễ của những người theo Kitô giáo như Công giáo, Tin lành. Thông qua sinh
hoạt văn hoá tâm linh cộng đồng, người dân là những người theo đạo hay không
theo đạo có dịp hiểu và đoàn kết nhau hơn. Đây cũng là dịp để tăng cường khối đại
đoàn kết dân tộc, thống nhất ý chí và nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên, các
thế lực thù địch và một số tổ chức thiếu thiện chí vẫn luôn tìm mọi cách chống
phá, tuyên truyền những luận điêu sai trái, cho rằng Việt Nam không có tự do
tôn giáo, xuyên tạc về tình hình, đời sống tôn giáo ở nước ta hòng tạo sự hoài
nghi, phá hoại khối đoàn kết tôn giáo.
Trong 5 năm qua (2017-2022), Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ
vẫn định kỳ ra báo cáo thường niên về tự do tôn giáo toàn cầu. Họ cho mình quyền
nhận xét, đánh giá phê phán về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt
Nam và một số quốc gia khác. Họ sử dụng thông tin tài liệu cũ hoặc không chính
thống từ các nhóm, phái tôn giáo chưa được nhà nước công nhận, số chức sắc cực
đoan bất mãn với chế độ, định kiến với Đảng, Nhà nước để tiếp nhận thông tin
sai lệch, đưa vào báo cáo đánh giá.
Một số tổ chức tìm cách khuyến khích, cổ vũ cho các hoạt động
tôn giáo trái pháp luật, không cần xin phép, đăng ký chính quyền, thúc đẩy các
hoạt động “tà đạo, đạo lạ” ở các vùng sâu, vùng xa, gia tăng hoạt động mê tín dị
đoan, trái thuần phong mỹ tục, trái pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Giáo hội
và xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, với âm mưu muốn giáo dân chống đối chính
quyền. Họ kích động với luận điệu đây là quyền con người “quyền tự do tín ngưỡng,
quyền tự do tôn giáo”; xuyên tạc Luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam, coi
đó là “bước thụt lùi”, “bóp nghẹt tôn giáo” không phù hợp với công ước quốc tế
về quyền con người… Họ kiến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại những
nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo (CPC), “gây sức ép và hối thúc Việt Nam
cho phép tất cả các nhóm, phái tôn giáo chưa được công nhận hoạt động một cách
tự do; giảm can thiệp của chính quyền vào các công việc nội bộ của các nhóm tôn
giáo đã được công nhận và nhấn mạnh tiến bộ về tự do tôn giáo có ý nghĩa quan
trọng đối với việc cải thiện quan hệ song phương”…
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 2/12 thông báo “đưa Việt
Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo”.
Thực tế đã chứng minh, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam
Dân chủ cộng hòa, dù còn bộn bề công việc, ngày 3/9/1945, tại phiên họp của
Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của một bộ phận đồng bào theo đạo. Người nói: “Tôi đề nghị Chính phủ tuyên
bố tín ngưỡng tự do và lương - giáo đoàn kết”.
Ngày nay, ở khắp mọi miền của đất nước, đặc biệt là tại các
thành phố, các trung tâm tôn giáo lớn như Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Tây Ninh, Cần Thơ…, các sinh hoạt tôn giáo diễn ra
khá sôi nổi, đa dạng và phong phú. Hoạt động của các thiết chế tôn giáo đã có
những đóng góp nhất định trong việc tập hợp và vận động quần chúng theo đạo - một
lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc - tham gia vào công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước. Các ngày lễ trọng, các lễ nghi, lễ hội tôn
giáo được tổ chức ngày càng trang nghiêm, quy mô hơn trước và thu hút ngày càng
đông đảo tín đồ tham dự. Nhiều sinh hoạt tôn giáo đã trở thành sinh hoạt văn
hoá cộng đồng được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia với tinh thần phấn khởi,
yên tâm và tin tưởng. Các lễ hội như lễ Phật đản của Phật giáo, lễ Noel của
Công giáo và đạo Tin lành, lễ kỷ niệm ngày khai đạo của đạo Cao Đài, Phật giáo
Hoà Hảo, tháng ăn chay Ramadan của Hồi giáo… được tổ chức trọng thể, trang
nghiêm và đảm bảo an ninh trật tự. Lễ hội của nhiều tôn giáo đều trở thành lễ hội
chung vui của toàn dân tộc như lễ Noel, lễ hội La Vang.
Bên cạnh những giá trị đạo đức, các tôn giáo còn có hệ thống
những lễ hội rất phong phú. Trước đây, việc tổ chức và tham gia lễ hội là công
việc nội bộ giáo hội và tín đồ trong đạo. Ngày nay, rất nhiều lễ hội tôn giáo
không còn là chuyện riêng của từng tôn giáo mà nó có sức lan toả, ảnh hưởng lớn
trong cộng đồng xã hội như Lễ Giáng sinh, Phục sinh của đạo Công giáo, đạo Tin
lành; Lễ Phật đản, Vu lan của Phật giáo; Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của Hội
thánh Cao đài Tây Ninh…
Lễ Giáng sinh chỉ là 1 trong số 8 ngàn lễ hội tín ngưỡng,
tôn giáo trong một năm ở Việt Nam. Thực tế không khí sinh hoạt tín ngưỡng, tôn
giáo trong các tầng lớp nhân dân những năm qua ngày càng sôi động và có chiều
hướng gia tăng. Cứ nhìn vào các lễ hội tôn giáo, các buổi lễ trọng của các tôn
giáo và tín ngưỡng dân gian cũng có thể nhận rõ, những sinh hoạt này không chỉ
là sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng trong các cộng đồng của đồng bào có đạo mà
còn đang trở thành ngày hội thu hút đông đảo người dân tham gia.
Ðiều đó cho thấy Ðảng và Nhà nước đã luôn tạo mọi điều kiện
để nhân dân được tự do tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Việc đa dạng
các hoạt động tôn giáo là minh chứng cho quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam đã và đang được bảo đảm. Không chỉ đối với đồng bào theo đạo Công giáo, quy
mô và hoạt động tôn giáo của đồng bào theo các tôn giáo khác cũng ngày càng
tăng và diễn ra sôi động, đời sống tâm linh của người dân luôn được chính quyền
quan tâm.
Những thông tin, luận điệu sai lệch, xuyên tạc về tình hình
tôn giáo ở Việt Nam mà các tổ chức thiếu thiện chí đưa ra tác động đến suy
nghĩ, tình cảm của chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo, tạo sự hoài nghi về
chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Vậy tiêu chí, tiêu chuẩn
của Ủy ban Tự do tôn giáo Quốc tế Mỹ là gì? Họ đại diện cho ai để phê phán,
đánh giá về tự do tôn giáo của Việt Nam, khi mà các phê phán của họ chỉ là sự lạc
lõng, không được chức sắc tôn giáo đồng tình?
Thực tiễn đời sống tôn giáo đã chứng minh khối đại đoàn kết
dân tộc, đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam; khẳng định chính sách nhất quán của Đảng,
Nhà nước ta là củng cố niềm tin của chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo với sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét