Thứ Tư, 15 tháng 2, 2023

ĐẤU TRANH CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

                                              

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, phản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan; thông qua đó những hiện tượng tự nhiên, xã hội trở thành siêu nhiên, thần bí, chi phối đời sống con người và con người thờ phúng thế giới siêu nhiên, thần bí ấy. Đây là vấn đề khó khăn, phức tạp tất yếu tồn tại trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Lợi dụng vấn đề tôn giáo, các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam gồm toàn bộ các tổ chức cả bên trong và bên ngoài tôn giáo, ở trong nước, ngoài nước thực hiện âm mưu, hành vi nhân danh, núp bóng tôn giáo, tổ chức hoạt động tôn giáo, các vấn đề liên quan đến tôn giáo để tuyên truyền, lôi kéo, kích động nhân dân gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm suy yếu tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam. Kêu gọi xóa bỏ một số điều luật được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), trong đó có Điều 117 “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Thực chất âm mưu: Sử dụng “ngòi nổ” tôn giáo làm nguyên cớ thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Trực tiếp phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Kích động tín đồ chức sắc tôn giáo chống lại chính sách tôn giáo. Vô hiệu hóa sự quản lý của Nhà nước, gây mất ổn định chính trị xã hội ở vùng tôn giáo. Tạo dựng các tổ chức phản động “núp bóng” tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam.

Các thủ đoạn chủ yếu là: Xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, gắn vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc với tự do tôn giáo để chống phá nước ta. Lợi dụng và ủng hộ một số chức sắc, tín đồ tôn giáo cực đoan, quá khích để tập hợp lực lượng chống đối; tạo dựng “ngọn cờ” trong các tôn giáo để chống lại Đảng, Nhà nước ta. Lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đẩy mạnh hoạt động tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam. Lợi dụng giáo lý, giáo luật tôn giáo để kích động tín đồ chống lại chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của ta trong thực hiện chính sách tôn giáo để kích động tư tưởng chống đối, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, tạo ra những nhân tố mất ổn định, gây rối, bạo loạn, biến vấn đề tôn giáo thành vấn đề chính trị. Triệt để lợi dụng các phương tiện truyền thông xuyên tạc chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Tăng cường viện trợ kinh phí, lợi dụng hoạt động từ thiện xã hội để phát triển thế lực giáo hội vào mục đích đen tối.

Ngoài ra, các thế lực thù địch tăng cường khai thác các yếu tố tâm lý, tín ngưỡng, những vấn đề lịch sử để lại. Tuyên truyền kêu gọi xóa bỏ Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), đả phá, đòi hủy bỏ những điều luật mà họ cho rằng “lạc hậu”, “trói cột”, “bịt miệng”…với ý đồ hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và đây không phải là thủ đoạn mới.

Trên cơ sở quan điểm của Mác - Lê nin về nguồn gốc, bản chất, vai trò của tôn giáo trong CNXH. Đảng ta đưa ra quan điểm đúng đắn và khoa học như sau:

 Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong CNXH:

Một là, giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn với việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Hai là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, kiên quyết đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo; bài trừ mê tín dị đoan.

Ba là, thực hiện đoàn kết đồng bào trong các tôn giáo; đoàn kết giữa người theo tôn giáo và không theo tôn giáo.

Bốn là, phải phân biệt rõ mặt tư tưởng và mặt chính trị trong giải quyết vấn đề tôn giáo.

Năm là, phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết các vấn đề tôn giáo.

Trên cơ sở quan điểm của Đảng ta, cán bộ, đảng viên hiện nay cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Tiếp tục học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác  tôn giáo trong tình hình mới.

Tăng cường tuyên truyền vận động đồng bào các tôn giáo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tích cực tham gia xây dựng cơ sở địa phương vùng tôn giáo vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển địa phương trong tình hình mới.

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo.

Thực hiện tốt chính sách tôn giáo đối với các quân nhân có đạo.

 Tham gia giải quyết những nảy sinh liên quan đến tôn giáo trên cơ sở nguyên tắc “thận trọng, khôn khéo, mềm dẻo, linh hoạt, kiên quyết, lấy tuyên truyền vận động, thuyết phục và ngăn ngừa là chính”./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét