Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

VIỆT NAM ỨNG CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC: CHẲNG CÓ GÌ SAI.


Vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông báo về việc Việt Nam với tư cách thành viên của Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN) sẽ tham gia ứng cử vào vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025. Lập tức trên một số trang mạng ở nước ngoài và mạng xã hội đã xuất hiện ý kiến công kích, chỉ trích và xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu nhân quyền của Việt Nam.

Vậy tại sao khi Việt Nam ứng cử vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ thì lực lượng gọi là "đấu tranh dân chủ, nhân quyền" lại không muốn? Lại có ý kiến cho rằng nếu Việt Nam chưa có dân chủ, vi phạm nhân quyền thì nên tham gia vào các tổ chức đó, và các tổ chức đó sẽ giới thiệu với thành viên khác, giúp những quốc gia chưa đầy đủ về vấn đề dân chủ, nhân quyền như Việt Nam hoàn thiện hơn. Thoạt nghe có vẻ có lý, song thực ra ở đây họ ngăn cản vì một lý do khác, họ muốn chứng minh Việt Nam là "thành viên không đủ tư cách". Không được bầu vào Hội đồng nhân quyền LHQ tức là không có nhân quyền, như vậy rất nghiêm trọng, từ đó người ta có cớ để tiếp tục "đấu tranh, chỉ trích" và muốn Việt Nam "phải bị trừng phạt". Một điều rất lạ là họ vẫn nói tiếng Việt, vẫn tự coi mình là người Việt ở nước ngoài, hễ mở miệng ra là nói đấu tranh cho người trong nước quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, nâng cao mức sống,… nhưng ngược lại, họ muốn "đấu tranh" cho Việt Nam bị tổn thương nhiều hơn, bị cấm vận nhiều hơn, bị đối xử khắc nghiệt hơn. Trút giận dữ lên quê hương, lên chính quyền trong nước, nhưng đối tượng gánh chịu là ai, cuối cùng vẫn là người dân mà thôi. Họ "giương cao ngọn cờ đấu tranh cho 98 triệu đồng bào trong nước" nhưng chúng ta thấy họ chỉ muốn tạo ra một môi trường, viễn cảnh hết sức nặng nề để có cớ tiếp tục chống đối.

Nhân quyền ở mỗi nước có quy định khác nhau. Nước Mỹ cũng quan tâm đến nhân quyền nhưng không đặt nặng theo kiểu coi nhân quyền là mấu chốt, vì ở Mỹ chưa chắc đã có đầy đủ nhân quyền và người dân Mỹ vẫn phải đấu tranh. Ở Việt Nam, Ðảng và Chính phủ luôn chăm lo kinh tế cho đời sống người dân được nâng cao, tỷ lệ đói nghèo được giảm bớt, cải thiện các điều kiện về hạ tầng, về đời sống, người dân được tham gia nhiều hơn về vấn đề xã hội, chính trị, quyền ứng cử, bầu cử, quyền tham gia vào chính quyền, quyền được tham gia phản biện, quyền tự do báo chí, tự do hội họp... Nhìn lại sự phát triển của Việt Nam trong 20 - 30 năm qua, chúng ta thấy có sự biến đổi rất xa. Dĩ nhiên nhiều người mong muốn còn hơn nữa và chắc chắn sẽ biến đổi hơn nữa cùng với sự phát triển của đất nước. Bây giờ Việt Nam mở cửa rất toàn diện, nhiều nước, nhiều nhà đầu tư đã vào. Việt Nam đang nằm trong các chế định và có vị trí thành viên rất quan trọng. Nhiều nước coi Việt Nam như là hình mẫu để giới thiệu với các nước đang phát triển khác. Thí dụ cách đây hai năm, Tổng thống Ð.Trăm đã chọn Việt Nam để tổ chức cuộc gặp gỡ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Châng Ưn. Khi đó Tổng thống Ð. Trăm đã giới thiệu với ông Kim Châng Ưn rằng Việt Nam là một nước theo chủ nghĩa xã hội và là mô hình rất thành công, người dân Việt Nam được hưởng tất cả những điều mà thế giới đang hưởng. Nếu là người Việt Nam, chúng ta phải hiểu sự vận động và phát triển đó mới là vấn đề. Còn chống phá theo kiểu đạp đổ, dựng chuyện lên, cố tình lái câu chuyện theo thuyết âm mưu là điều không thể chấp nhận. Và những người quan tâm khi xem xét thì cũng nên biết từ chối. Nếu chúng ta thấy các kênh nào hay bài báo nào đưa ra thông tin với kiểu như vậy thì đừng có quan tâm, đừng để ý đến họ. Bởi để ý, tranh cãi với họ có khi lại trúng ý đồ của họ hoặc chẳng khác nào quảng cáo cho họ. Chúng ta cần phải thấy rằng hướng tới tương lai mới là điều quan trọng. Và sự phát triển của Việt Nam là tất yếu, không thể nào khác được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét