Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG


Thời gian qua, một số cá nhân, tổ chức tán phát bài “Tham những, tự do báo chí và trách nhiệm giải trình và bài “Tham nhũng và tài sản phi pháp tại Việt Nam tại Hội nghị quốc tế chống tham nhũng năm 2022” nội dung xuyên tạc việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, vu cáo Việt Nam dùng quyền lực chiếm đoạt tài sản của người dân, “bao che” cho tội phạm tham nhũng, ngăn cấm các hoạt động thông tin báo chí về tham nhũng, tiêu cực; phủ nhận quyết tâm, nổ lực phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta.

Thực tế cho thấy trong những năm qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng, Nhà nước đã đạt được những thành quả to lớn như ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, như: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018… Những văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc phòng, chống tham nhũng và góp phần rất to lớn vào công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay và để phòng, chống tham nhũng, Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan nhà nước khác đã thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Thực hiện các biện pháp về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Đổi mới khoa học công nghệ quản lý và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt nhằm phòng ngừa tham nhũng. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đấu tranh phòng, chống tham nhũng với nhiều hình thức phong phú. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng Trung ương, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng với Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng các quy định của pháp luật, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ, đánh giá cao. Kết quả cụ thể như sau:

Trong 10 năm qua (2012-2022) cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 8 Ủy viên, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang và nhiều vụ án, vụ việc đang được cấp có thẩm quyền xem xét xử lý.

Qua công tác thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân sai phạm; kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 975.000 tỉ đồng, gần 76.000 ha đất; chuyển cơ quan điều tra gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Công tác thu hồi tài sản tham nhũng có chuyển biến tích cực; cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã thu hồi 61.000 tỷ đồng, đạt 34,7%, trong khi năm 2013, tỷ lệ này chỉ đạt dưới 10%. Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã thu hồi được gần 50.000 tỷ đồng, đạt 41,3%.

Tóm lại công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong những năm qua đã có một bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được Nhân dân đồng tình, đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận. Tham nhũng, tiêu cực đang từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo động lực mới, khí thế mới để toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét