1. Trung ương ban hành Nghị
quyết về lĩnh vực kinh tế
Hội nghị Trung ương
lần thứ 6 (khoá XIII) họp từ ngày 3-9/10/2022 đã thống nhất nhiều nội dung quan
trọng và đã ban hành 1 nghị quyết, 1 kết luận về lĩnh vực kinh tế.
2. Bộ Chính trị ban hành các nghị quyết về phát triển 6 Vùng chiến
lược
Trong năm 2022, lần
đầu tiên Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 Vùng chiến lược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045.
3. Quốc hội ban hành Nghị quyết
về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023
Nghị
quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 được
Quốc hội thông qua vào ngày 10/11/2022 với 465/466 đại biểu Quốc hội tham gia
biểu quyết tán thành. Nghị quyết quyết nghị tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định
kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối
lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát
sinh.
4. Tốc độ tăng trưởng GDP vượt
mục tiêu đề ra
Số liệu do Tổng cục
Thống kê công bố ngày 29/12/2022 cho thấy, ước tính GDP năm 2022 của Việt Nam
tăng 8,02% so với năm 2021 - vượt mục tiêu đề ra (6 - 6,5%), đây là mức tăng
trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.
5. Kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hoá lập kỷ lục mới
Số liệu do Tổng cục
Thống kê công bố ngày 29/12/2022 cho thấy, tính chung cả năm 2022, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 732,5 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất
khẩu đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước; kim ngạch nhập khẩu hàng
hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước.
6. Thông qua chủ trương đầu tư
nhiều dự án giao thông trọng điểm
Đầu tháng 1/2022,
Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư 12 dự án thành phần đường bộ cao tốc
Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 với tổng kinh phí lên tới 146.990 tỷ đồng. Với kế
hoạch xây mới 729 km, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 2.000 km từ Lạng
Sơn đến Cà Mau sẽ được hoàn thiện.
7. Khánh thành cống thủy lợi
lớn nhất Việt Nam
Được mệnh danh là
“siêu cống” lớn nhất Việt Nam, hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1
đã chính thức khánh thành vào ngày 5/3/2022 tại tỉnh Kiên Giang; vùng hưởng lợi
có diện tích tự nhiên lên tới 384.120ha thuộc 5 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà
Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
8. Triển khai gói hỗ trợ thuế,
phí lớn nhất từ trước tới nay
Trong năm 2022, toàn
ngành Thuế tiếp tục triển khai các chính sách gia hạn, miễn giảm thuế, tiền
thuê đất để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện Chương trình phục hồi và
phát triển kinh tế với tổng số tiền lên tới trên 186.000 tỷ đồng.
9. Năm “dị biệt” của thị trường
xăng dầu
Trước tác động từ
diễn biến phức tạp trên thị trường dầu mỏ thế giới, năm 2022 được coi là năm
“dị biệt” của thị trường xăng dầu Việt Nam, khi trong một số tháng của nửa cuối
năm xuất hiện nhiều cây xăng tại nhiều địa phương trong cả nước đồng loạt đóng
cửa hoặc bán với số lượng nhỏ.
10. Kinh tế số tăng trưởng ấn
tượng
Theo Báo cáo thường
niên “Nền kinh tế số Đông Nam Á” lần thứ 7 do Google, Temasek và Bain &
Company thực hiện và công bố, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất tại khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%,
đạt mức 23 tỷ USD trong năm 2022. Đóng góp cho tốc độ tăng trưởng nhanh này là
sự phát triển ấn tượng của thương mại điện tử với mức tăng 26% so với cùng kỳ
năm 2021./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét