Hiện nay, trên không gian mạng xã hội đang lan truyền
quan điểm “dân sự hóa” Quân đội, với những thủ đoạn che giấu tinh vi của các
thế lực thù địch, đã khiến cho không ít người nhẹ dạ cả tin. Vì vậy, việc nhận
diện kịp thời và phê phán sự phi lý, phản động của quan điểm “dân sự hóa” Quân
đội là việc làm cấp thiết trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện
nay.
Thực
chất của quan điểm “dân sự hóa” Quân đội:
Một số học
giả nước ngoài đang ra sức tuyên truyền cho quan điểm “siêu giai cấp” của Quân đội, “dân sự
hóa” Quân đội và đi đến kết luận: Quân đội là công cụ của toàn xã hội. Họ cho
rằng, "sự tồn tại của Quân đội là cần thiết để bảo đảm cho hoạt
động bình thường của bất kỳ hệ thống xã hội nào. Vì vậy, Quân đội là tổ chức
đứng ngoài xã hội và không có bản chất giai cấp; là lực lượng vũ trang “trung
lập về chính trị” và phải được “dân sự hóa” triệt để”. Thực chất của quan điểm
trên nhằm thực hiện mưu đồ “vô hiệu hóa” quân đội ở các nước xã hội chủ nghĩa
dẫn đến dao động về tư tưởng, mất phương hướng chính trị, phai nhạt mục tiêu,
lý tưởng chiến đấu, hướng tới xóa bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là một thủ đoạn nham hiểm trong chiến
lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động.
Bên cạnh
đó, một số người còn viện dẫn vào học thuyết “Tam quyền phân lập”, ở một số nhà
nước tư sản đã ban hành luật thể hiện “dân sự quản lý quân sự”, quân đội tách
ra khỏi sự ảnh hưởng, chi phối của đảng phái. Điều này là hoàn toàn không đúng
trong thực tế.
Quân đội nhân dân Việt
Nam ra đời ngày 22/12/1944 từ những tổ chức vũ trang tiền thân trong phong trào
đấu tranh cách mạng giành độc lập, tự do của dân tộc, do Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp sáng lập, tổ chức, lãnh đạo. Lịch sử cách
mạng Việt Nam đã khẳng định tính tất yếu, đặc thù ra đời và vai trò to lớn của Quân
đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Bởi
vậy, về bản chất, Quân đội nhân dân Việt Nam là Quân đội kiểu mới,
công cụ bạo lực vũ trang của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.
Là công cụ bạo lực vũ
trang chủ yếu của nhà nước xã hội chủ nghĩa, Quân đội nhân dân Việt
Nam cùng với các giai cấp, thành phần của toàn dân tộc tiến hành đấu tranh
chống lại các thế lực xâm lược để giành độc lập dân tộc và thực hiện thống nhất
nước nhà. Sau khi đất nước độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã
hội, Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thực tế lịch sử đấu tranh cách mạng cho thấy,
từ khi ra đời đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội ta
luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao phó. Bản chất giai cấp công
nhân và truyền thống vinh quang của Quân đội ta đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc
lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó
khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Nhưng thành tựu to lớn, có
ý nghĩa lịch sử của hơn 35 năm đổi mới toàn diện đất nước, có sự đóng góp rất
quan trọng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Là Quân đội kiểu mới do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, vì vậy, Quân đội nhân dân Việt Nam
mang bản chất giai cấp công nhân sâu sắc. Bản chất đó được biểu hiện sâu sắc ở
mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; hệ tư tưởng và nguyên tắc tổ chức xây dựng Quân
đội. Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước xã hội chủ nghĩa quyết định mục tiêu,
lý tưởng chiến đấu; quyết định các nguyên tắc tổ chức và cơ chế lãnh đạo của
Đảng đối với Quân đội. Hệ tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam là Chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã hiến định chương IV về bảo vệ Tổ quốc,
bao gồm các Điều 64 đến Điều 68 đã thể hiện đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về bảo vệ Tổ quốc. Bản chất
chính trị của lực lượng vũ trang nhân dân nói chung và Quân đội nhân dân Việt
Nam nói riêng, thể hiện ở những nội dung cụ thể sau:
- Thứ nhất, vai trò của Quân
đội nhân dân Việt Nam đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Điều 64 quy định:
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân và an ninh
nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp
của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và
trên thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc
phòng và an ninh. Như vậy, Hiến pháp đã xác định rõ Quân đội nhân dân Việt
Nam cùng với các lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Thứ hai, chức năng, nhiệm
vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Điều 65 quy định: Lực lượng vũ
trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà
nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ nhân dân, Đảng,
Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực
hiện nghĩa vụ quốc tế.
- Thứ ba, phương hướng xây
dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. Điều 66, 67, 68 quy định: Nhà nước
xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu,
lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng.
Vì vậy,
việc nhận diện kịp thời và phê phán sự phi lý, phản động của quan điểm “dân sự
hóa” Quân đội là việc làm cấp thiết trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng hiện nay. Việc phát huy sức mạnh tổng hợp các tổ chức, các lực lượng trong
phòng, chống luận điệu “dân sự hóa” Quân đội, góp phần tham gia bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, suy cho cùng cũng là bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; giữ vững
và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt
Nam đối với Quân đội nhân dân Việt
Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét