Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

PHẢN BÁC CÁC LUẬN ĐIỆU, XUYÊN TẠC ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI VÀ CHÍNH SÁCH MỞ CỬA, HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM


Trong thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước thường xuyên thực hiện những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc đường lối đối ngoại và chính sách mở cửa, Hội nhập quốc tế của Việt Nam. Cụ thể ngày 01/01/2023 trên trang bolg BBC Tiếng việt, phát tán bài viết “quan hệ Việt - Mỹ” và ngày 02/01/2023 trên trang bolg Bauxite Việt Nam phát tán bài viết “nhìn lại tình hình Biển đông năm 2022”.

Để chủ động đấu tranh có hiệu quả với những luận điệu xuyên tạc nêu trên. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng nhận định: “Thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó đoán định. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn”. Không một quốc gia nào trên thế giới có thể đứng ngoài xu thế này. Các quốc gia không thể đứng độc lập riêng lẻ mà phải có sự kết nối với các nước khác, đặc biệt chú trọng quan hệ với các nước láng giềng và các nước lớn. Đó vừa là xu thế, vừa là phương thức cơ bản bảo đảm an ninh và phát triển của mỗi nước trong giai đoạn hiện nay.

Đảng và Nhà nước ta luôn kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc trên cơ sở luật pháp quốc tế; bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, quản lý tập trung của Nhà nước đối với đối ngoại và chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế.

Thực tiễn 35 năm đổi mới cho thấy, việc thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng đã góp phần rất quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện. Từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung và khép kín, đến nay Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có liên kết kinh tế sâu rộng, đã ký và tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới; kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương khoảng 200% GDP, thu hút khoảng 400 tỷ USD vốn FDI đăng kýcử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng, Nhà nước ta, sau hơn 35 năm đổi mới, kinh tế - xã hội, chính trị, quốc phòng và an ninh của đất nước ta cũng đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần; chính trị, xã hội ổn định trên cơ sở khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường. Đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào mọi mặt của đời sống xã hội quốc tế. Có thể khẳng định rằng: đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Những thành tựu không thể phủ nhận của chính sách trong đối ngoại và mở cửa, Hội nhập quốc tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới chính là minh chứng để khẳng định đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta; vừa là luận cứ xác đáng để đấu tranh bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Tỉnh táo nhận diện những luận điệu đó để có cách thức đấu tranh hợp lý chính là cách để mỗi chúng ta tiếp tục bảo vệ hiệu quả nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét