Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

TỰ DO NGÔN LUẬN Ở VIỆT NAM ĐIỀU KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC


Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân. Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử (email, facebook, zalo…) hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…). Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. Báo chí có vai trò là phương tiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.

Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người cần được tôn trọng và bảo đảm. Tuy nhiên ở bất kỳ quốc gia nào, tự do ngôn luận cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật nhằm tránh hiện tượng bị lợi dụng, gây phương hại đến quyền, lợi ích của cá nhân khác, đến đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia.

Tự do nói chung, tự do ngôn luận nói riêng đều cần được hiểu là tự do trong khuôn khổ pháp luật. Rõ ràng, trong bất cứ chế độ chính trị nào cũng không thể có tự do ngôn luận tuyệt đối, các quốc gia đều xử lý nghiêm khắc hành vi lợi dụng tự do ngôn luận; đề cao tự do ngôn luận phải vì lợi ích chung, không phải là sự tuyệt đối hóa tự do cá nhân, không thể lợi dụng tự do ngôn luận để viết, nói, xuyên tạc với ý đồ xấu, bất chấp luân lý và luật pháp.

Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân. Tự do ngôn luận được xem là quyền hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” (Điều 10). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Bên cạnh đó, chúng ta còn có Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016. Khung pháp lý của nước ta về quyền tự do ngôn luận cơ bản đầy đủ, đồng bộ, tương thích với luật pháp quốc tế về quyền con người. Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có những quy định để hạn chế và ngăn chặn những hành vi lợi dụng tự do ngôn luận, xâm hại tới lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước đã và đang lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta, bôi nhọ, nói xấu chính quyền, gây kích động, hoang mang trong nhân dân, đe dọa an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Ngày 31/12/2022, trên trang blog VOA Tiếng Việt tán phát bài “Việt Nam nằm trong số các chế độ kiểm soát chặt chẽ truyền thông xã hội nhất thế giới”; ngày 01/01/2023, trên trang facebook Việt Tân tán phát bài “Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc không có nghĩa là đã được một chiếc áo nhiệm màu”, nội dung xuyên tạc tình hình tự do, dân chủ báo chí, “đàn áp” những người bất đồng chính kiến; kêu gọi cộng đồng quốc tế có ý kiến, can thiệp; đồng thời kích động các hoạt động biểu tình, phá rối đòi tự do.

Khi chúng ta ngăn chặn những thông tin xuyên tạc, sai trái trên, các thế lực thù địch rêu rao rằng, đây là “một hình thức kiểm duyệt thông tin”, “vi phạm quyền tự do ngôn luận”. Sự thật là, việc ngăn chặn trên là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật, các quốc gia trên thế giới đều phải thực hiện. Sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, làm việc với đại diện của Facebook, Google đề nghị ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội thì hàng nghìn video, trong đó có những video có nội dung kích động chống phá Đảng, Nhà nước đã được gỡ bỏ khỏi Youtube; hàng nghìn đường link có nội dung vi phạm pháp luật, hàng trăm tài khoản giả mạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước cũng đã được Facebook ngăn chặn…

Nhìn vào thực tiễn thực thi pháp luật của nhiều nước trên thế giới, có thể thấy không hề tồn tại cái được gọi là quyền tự do ngôn luận tuyệt đối. Mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện và bối cảnh cụ thể mà đưa ra những giới hạn nhất định đối với việc thực hiện tự do ngôn luận của công dân. Ở Mỹ, giới hạn của tự do ngôn luận được thể hiện chủ yếu qua án lệ của các tòa án, đặc biệt là Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, cho phép chính quyền ngăn chặn và trừng phạt các phát ngôn có tính chất khiêu dâm, tục tĩu, phỉ báng, xúc phạm và gây hấn, mà không bị xem là vi hiến.

Kiên quyết đấu tranh luận điệu xuyên tạc, bóp méo, tùy ý chuyển tải thứ “ngôn luận tự do” vô lối nhằm lôi kéo, kích động gây mất an ninh trật tự, phá hoại đất nước, kêu gọi bạo loạn lật đổ... Rồi dần dần, bằng sức đề kháng mạnh mẽ của mọi tầng lớp nhân dân, thứ “ngôn luận tự do” rẻ tiền, hằn học, chống đối đó mới không còn khả năng tồn tại và bị triệt tiêu, trả lại môi trường lành mạnh cho tự do ngôn luận chân chính, vì sự phát triển bền vững của đất nước./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét