Vừa qua xuất hiện bài viết “Chung quanh
vụ thanh trừng Phạm Bình Minh – Vũ Đức Đam” đăng trên Bureau CTM Media – Âu
Châu của Hiếu Chân.Thật ra chỉ là những suy diễn và xuyên tạc bản chất vấn đề
Phó Theủ tướng thường trực Phạm Bình Minh thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy
viên Trung ương Đảng khóa XIII và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi chức Ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII theo kết quả biểu quyết tại phiên họp bất
thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 30/12/2022.
Thực tế cho thấy rằng, là năm thứ hai
cả nước triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, một trong những
dấu ấn nổi bật trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, công tác cán
bộ nói riêng của năm 2022 chính là việc Đảng đã kịp thời ban hành nhiều văn
bản, chỉ thị, nghị quyết quan trọng, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra và
nhanh chóng triển khai trong thực tiễn. Năm 2022 là năm lần đầu tiên tại phiên
khai mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, Ban chấp hành Trung ương đã cho thôi
tham gia Ban Chấp hành đối với 3 Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đương nhiệm
(do bị kỷ luật, cảnh cáo, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút), mà không chờ hết
nhiệm kỳ hay thời hạn bổ nhiệm. Gần đây nhất, ngày 30/12/2022 vừa qua, tại kỳ
họp bất thường, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã biểu quyết, thống nhất để
ông Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương
Đảng khóa XIII, ông Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng khóa
XIII.
Thứ hai, những sự kiện này chính là dấu
ấn đặc biệt, có tính đột phá trong công tác cán bộ đúng như Ủy viên Bộ Chính
trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã nhấn mạnh: Việc cho thôi chức đối
với các cán bộ cấp cao như vừa rồi là bước tiến rất lớn trong công tác cán bộ;
không chỉ đảm bảo đúng phương châm “có lên, có xuống, có vào, có ra” trong công
tác cán bộ, mà còn cho thấy đó là một xu hướng tốt trong quá trình xây kết hợp
với chống, vừa xây vừa chống nhuần nhuyễn để làm cho Đảng mạnh hơn. Và đó cũng
chính là hiện thực hóa Thông báo kết luận số 20-TB/TW ngày 8/9/2022 của Bộ
Chính trị và Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo,
cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới, để “từ chức”
dần trở thành một lựa chọn trong sự nghiệp của mỗi cá nhân khi đã có những hạn
chế, khuyết điểm (thậm chí là cả đối với những người thấy mình không còn phù
hợp với vị trí công tác được đảm nhiệm…).
Sự thật là vậy, chứ không phải việc cho
“thôi chức” và sau đó là tại kỳ họp bất thường diễn ra vào chiều 5/1/2023, Quốc
hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính
phủ về việc miễn nhiệm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021- 2026 (Phạm Bình
Minh và Vũ Đức Đam) theo nguyện vọng của cá nhân là “sự thanh trừng nội bộ”.
Đồng thời, sự miễn nhiệm này càng không phải “là kết quả một vụ tranh chấp phe
nhóm trong nội bộ hay có bàn tay của ông bạn “bốn tốt 16 chữ vàng” nhằm lũng
đoạn chính trường Việt Nam” như sự xuyên tạc của các thế lực thù địch .Đảng
Cộng sản Việt Nam chủ trương đẩy mạnh chống tham nhũng, tiêu cực gắn liền với
công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng và những kết quả trong đấu tranh chống tham
nhũng là không thể phủ nhận. Do đó, việc cho rằng “chống tham nhũng, đốt lò chỉ
là những khẩu hiệu rỗng tuếch, những chiêu bài để triệt hạ lẫn nhau mà vụ thanh
trừng Minh và Đam là trường hợp mới nhất” chỉ là sự xuyên tạc của các phần tử
cơ hội, phản động, thù địch. Đảng là một khối thống nhất trong nhận thức, ý chí
và hành động, nên ở đó không có sự “triệt hạ lẫn nhau”, cũng không có “sự thanh
trừng nội bộ”, mà là mọi cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên đều phải
thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình, kiểm tra và giám sát, tuân
thủ Điều lệ Đảng, kỷ luật Đảng, Hiến pháp, pháp luật để hoàn thành nhiệm vụ của
mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét