Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

SỰ THẬT VỀ NHỮNG ÂM MƯU XẤU ĐỘC NHẰM KÍCH ĐỘNG, LÔI KÉO ĐỘI NGŨ NHÀ BÁO CHỐNG PHÁ ĐẢNG


 Những luận điệu đầy giả tạo và xấu xa, xuyên tạc về “Việt nam đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí” của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã không còn mới mẽ. Gần đây chúng tăng cường phát tán trên các phương tiện thông tin nước ngoài, mạng internet… xuyên tạc Đảng và Nhà nước ta “vi phạm nghiêm trọng” tự do tôn giáo, nhân quyền, “đàn áp” tự do ngôn luận, tự do báo chí. Chúng đưa những quan điểm sai trái, thông tin sai lệch, xuyên tạc tình hình trong nước để kích động, lôi kéo đội ngũ nhà báo tham gia chống phá Đảng, Nhà nước nhằm gây mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nước ta. Nhưng tựu chung, đó chỉ là những luận điệu nhằm “bôi đen” vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước nhằm làm giảm lòng tin của cán bộ và nhân dân vào đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước để thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” mà chúng đã dùng suốt nhiều thập kỷ để chống phá nước ta.

Nhìn từ thực tiễn, tính đến tháng 5/2022, Việt Nam có 72 cơ quan hoạt động phát thanh và truyền hình (trong đó có các kênh dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số và một số dịch vụ phát các kênh truyền hình nước ngoài như: CNN, BBC…), 815 cơ quan báo chí với hơn 1.000 ấn phẩm, gồm 138 báo và 677 tạp chí, trong đó có 29 cơ quan báo chí chỉ thực hiện loại hình điện tử, cả nước hiện có khoảng 18.000 nhà báo được cấp thẻ hoạt động, hơn 1.000 trang thông tin điện tử và nhiều trang mạng xã hội (như: Wietter, Facebook, Zalo, Tittot…), tỷ lệ người sử dụng internet đạt trên 78%... Tất cả các cơ quan thông tin truyền thông được quản lý theo đúng quy định của pháp luật. Thời gian qua, báo chí Việt Nam luôn hoạt động theo Luật Báo chí, kịp thời giúp cho cán bộ, nhân dân, các tầng lớp xã hội nắm chắc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước…. Điều đó là thực tế không thể chối cải, chứng minh Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do thông tin.

Nhìn ở góc độ khác, tự do được hiểu là con người được làm, được nghĩ những gì mình muốn mà không phương hại đến tự do của người khác, đến lợi ích của cộng đồng và xã hội, nó gắn liền với nghĩa vụ và chịu chế định bởi luật pháp của từng quốc gia, bởi mỗi quốc gia có điều kiện, đặc điểm riêng về lịch sử, văn hóa, truyền thống... nên không thể có khuôn mẫu thống nhất. Với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cũng vậy; nó là một trong những quyền cơ bản của con người cần được tôn trọng và bảo đảm. Tuy nhiên ở bất kỳ quốc gia nào, tự do ngôn luận cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật nhằm tránh hiện tượng bị lợi dụng, gây phương hại đến quyền, lợi ích của cá nhân khác, đến đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia.

Ở Mỹ, Trong 10 điều luật bổ sung vào Hiến pháp Mỹ có hiệu lực từ 1791, Quốc hội Mỹ đã xác nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ngay sau đó, với Đạo luật “Phản loạn” được ban hành năm 1798, Quốc hội Mỹ xác định: “Việc viết, in, phát biểu sai sự thật, cố ý chống chính quyền sẽ bị truy cứu hình sự”. Điều 2385, Chương 115 Bộ luật Hình sự nước Mỹ đã ghi rõ: “Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá và mọi hình thức vận động, xúi giục lật đổ, tiêu diệt chính quyền bất kỳ cấp nào”. Rõ ràng luật pháp Mỹ không cho phép ai thực hiện hay cổ vũ cho một sự “tự do báo chí không giới hạn” như người ta vẫn thường lớn tiếng.

Ở Pháp, từ năm 1881, nền Cộng hòa của nước này đã ban hành một Đạo luật về tự do báo chí. Đạo luật này, đến nay vẫn cơ bản còn giá trị. Cùng với việc công nhận quyền tự do báo chí, Đạo luật 1881 đã xác lập giới hạn trong tự do báo chí, bằng việc đưa ra các định nghĩa về tội phạm báo chí với những chế tài rất nghiêm khắc để xử lý hành vi lạm dụng quyền này, như quy định về việc chống bôi nhọ, vu khống, xâm phạm nhân phẩm.

Ở Đức, mỗi tiểu bang có Luật Báo chí riêng, phù hợp với đặc thù của từng địa phương, quy định cụ thể quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của báo chí.…

Có thể thấy, không một quốc gia nào trên thế giới tồn tại quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách tuyệt đối mà không bị giới hạn bởi pháp luật, những giới hạn đó được xem là cần thiết để bảo đảm thực thi quyền tự do một cách chân chính. Năm 20215, Giáo hoàng Francis đã cho rằng: “Tự do báo chí không phải vô giới hạn khi tự do đó xúc phạm tới tín ngưỡng tôn giáo”.

Tuy nhiên, các thế lực phản động, thù địch đã cố tình lờ đi thực tiễn chính trị - pháp lý trong quá trình thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở các quốc gia trên thế giới. Chúng cố tình không đề cập quy định pháp luật của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Khi một số người nào đó ở Việt Nam công khai vi phạm pháp luật, truyền tải các tư tưởng chống đối Nhà nước, lật đổ chế độ, bị Nhà nước Việt Nam xử lý theo pháp luật thì ngay lập tức nhiều tổ chức báo chí và phương tiện truyền thông ở nước ngoài la lối rằng, đó là “bắt bớ”, “đàn áp phóng viên”, “hạn chế tự do báo chí”. Những người hung hăng chống đối chế độ lại được tôn vinh là “hiệp sĩ đấu tranh vì tự do báo chí”.

Do đó, hãy có cách nhìn toàn diện và đúng đắn hơn. Ở Việt Nam, báo chí có thể tham gia vào mọi vấn đề mà pháp luật không ngăn cấm, trừ những bài viết có tính chất kích động bạo lực, chiến tranh; gây chia rẽ đoàn kết dân tộc; truyền bá, cổ vũ cho những tư tưởng cực đoan chống phá chế độ, nhà nước,… Việc xử lý một số người có hành vi vi phạm luật pháp của Nhà nước Việt Nam chúng ta gần đây là việc làm bình thường, cần thiết của mọi quốc gia vì sự ổn định tình hình chính trị, xã hội của đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích hợp pháp của công dân. Không thể quy chụp, đánh đồng việc làm đó với sự vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân và nhà báo như một vài tổ chức, cá nhân nào đó đã vu cáo./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét