“Tam quyền phân lập” đòi tách biệt quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp để “kiềm chế”, “đối trọng” giữa ba quyền này theo mô
hình nhà nước tư sản... Đây là những luận điệu không mới và đã được các thế lực
thù địch, phản động ra sức tuyên truyền, kích động nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do đó, nhận thức thực chất của
thuyết “Tam quyền phận lập” và đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng học thuyết
này chống phá nước ta là vấn đề cấp bách hiện nay. Tam quyền phân lập là không
phù hợp với thực tiễn chính trị ở Việt Nam, Lịch sử lập hiến Việt Nam cho thấy,
qua 5 bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992, 2013) nhân dân Việt Nam không chỉ
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, kế thừa những thành tựu của lịch sử lập hiến
thế giới mà còn vận dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Trong tình hình hiện
nay, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm mọi cách hòng thực hiện âm mưu
“diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo hòng phá hoại khối đại
đoàn kết, kích động, chống đối, nhằm gây mất ổn định chính trị- xã hội, tạo cớ
can thiệp vào công việc nội bộ của ta, nhưng Đảng và Nhà nước ta tiếp tục phát
huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi
âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững độc lập, chủ
quyền của quốc gia.
Ở Việt Nam không
theo mô hình nhà nước tư sản, nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vẫn luôn kiên
định quan điểm về việc tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc: “Quyền lực
nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Mặc dù nhà nước
ta không thừa nhận cơ chế "tam quyền phân lập" trong tổ chức bộ máy
nhà nước nhưng Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2013) đã thể hiện rõ nội
dung "ba quyền lực được xác lập"; bằng việc quy định rõ các cơ quan
nhà nước thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên thực tế.
Suốt chiều dài dựng
nước và giữ nước, lịch sử đã chứng minh: Việt nam là dân tộc luôn đoàn kết
trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã giương cao ngọn cờ đoàn kết dân tộc, tập hợp
rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, các lực lượng cách mạng, cả dân tộc đã dồn sức
cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chiến thắng của cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, một lần
nữa chứng minh cho tinh thần đoàn kết một lòng làm nên sức mạnh của dân tộc ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét