Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

“TAM QUYỀN PHÂN LẬP” KHÔNG PHẢI SỰ LỰA CHỌN MÔ HÌNH TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM

 

Trong những ngày gần đây, trên trang blog Việt Nam Thời Báo, đối tượng tán phát bài, một số cá nhân lợi  “vì sao không có tư pháp độc lập ở Việt Nam”?, với nội dung xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước ta trên lĩnh vực tư pháp; phủ nhận những thành quả đạt được trong công tác xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đồng thời, kêu gọi Việt Nam cần thực hiện “Tam quyền phân lập” và lợi dụng việc chậm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở các cấp, tình trạng tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và việc hoạt động chưa thật sự hiệu quả của một số thiết chế trong bộ máy nhà nước... để phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước và tung hô, cường điệu hóa, lý tưởng hóa học thuyết “tam quyền phân lập”. Đây là những luận điệu không mới và đã được các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền, kích động nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta.

Chúng ta có thể khẳng định ngay rằng, đó là luận điệu sai trái, cực đoan và cơ hội chính trị của các thế lực phản động trong và ngoài nước: “tam quyền phân lập” có thể phù hợp ở các mức độ khác nhau với một số nước trên thế giới, nhưng không phù hợp với thể chế chính trị của Việt Nam, bởi lẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước theo phương thức nào là phụ thuộc vào thể chế chính trị của mỗi quốc gia. Ở nước ta, Nhân dân là chủ nhân của quyền lực chính trị, quyền lực nhân dân là cội nguồn của quyền lực nhà nước, quyền lực đó chỉ có thể thực hiện một cách thống nhất dưới sự giám sát của Nhân dân, chứ không thể phân chia. Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được bảo đảm thực hiện bởi sự kết hợp hài hòa giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.Thực tiễn và kinh nghiệm qua 35 năm đổi cũng như việc học hỏi, tham khảo kinh nghiệm của các nước trong tiến trình hội nhập quốc tế đã cho thấy, tính đúng đắn và sáng tạo của Đảng trong hoạch định đường lối đổi mới, lựa chọn mô hình tổ chức nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam không “tam quyền phân lập” mà thống nhất quyền lực của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hơp và kiểm soát giữ các cơ quan nhà nước trong viêc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét