Thứ Năm, 8 tháng 9, 2022

PHÁT HUY DÂN CHỦ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII

 


Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Từ khi ra đời, Đảng là tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Khi cách mạng thắng lợi, giành được chính quyền, Đảng trở thành Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo xây dựng xã hội mới - xã hội do nhân dân làm chủ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, trước hết Đảng phải gương mẫu thực hiện dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ”(1), trong Đảng “phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình”(2). Mặt khác, mỗi đảng viên bất cứ ở địa vị nào cũng phải làm gương dân chủ. Từ lý luận và thực tiễn ở các nước xã hội chủ nghĩa, cũng như tình hình dân chủ trong Đảng ta những năm vừa qua, cho thấy phát huy dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt đảng là yêu cầu cấp bách để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Nội dung cơ bản về phát huy dân chủ trong Đảng được thể hiện:

 Dân chủ trong xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng

Đường lối, chủ trương là vấn đề quan trọng nhất trong lãnh đạo của Đảng. Đường lối, chủ trương đúng là nhân tố cơ bản bảo đảm cho cách mạng thắng lợi và sự vững mạnh của Đảng. Đảng cần phải huy động được trước hết là trí tuệ của toàn Đảng, tiếp đó là sự đóng góp của toàn dân vào việc xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng.

Phát huy tinh thần trách nhiệm, trí tuệ của mọi tổ chức đảng và đảng viên trong lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng

Dân chủ không chỉ là quyền mà còn phải gắn với trách nhiệm của mọi đảng viên. Lực lượng lãnh đạo thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng là tổ chức đảng, các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở cùng toàn thể đảng viên. Nhiệm vụ lãnh đạo này vô cùng phong phú, phức tạp bởi cuộc sống xã hội là muôn màu muôn vẻ. Không thể có một khuôn mẫu duy nhất nào, một giải pháp cố định nào cho mọi lĩnh vực, mọi lúc, mọi nơi. Phát huy dân chủ trong động viên, tổ chức đảng viên lãnh đạo quần chúng đưa đường lối, chủ trương của Đảng thành hiện thực cuộc sống là yêu cầu tất yếu, là thể hiện dân chủ trong Đảng.

Trước năm 1985, Mikhail Gorbachev là cái tên còn chưa được nhiều người biết đến, nhưng chỉ 5 năm sau đó, ông đã ghi tên mình vào lịch sử và địa chính trị thế giới. Gorbachev gần như được coi là người đã làm tan rã một nhà nước rộng lớn. Sự sụp đổ của Liên Xô không diễn ra ngay lập tức, mà đó là kết quả của một chương trình kinh tế và tư tưởng được lên kế hoạch kỹ càng. Câu khẩu hiệu “Cải tổ - Dân chủ - Công khai” đã thu hút sự quan tâm của giới trí thức, những người lúc đó không thể lý giải được ý nghĩa sâu xa của những từ trong câu khẩu hiệu này.

Hai năm sau khi lên nắm quyền và chỉnh đốn hàng ngũ đảng viên dưới quyền, Mikhail Gorbachev tuyên bố thay đổi toàn diện nhà nước Xô Viết và cho rằng, “cải tổ là từ mang nhiều nghĩa và đầy hàm ý”. Nhưng trong nhiều từ đồng nghĩa của ông, nếu chọn ra một từ đúng nghĩa nhất, thì có thể nói rằng, “cải tổ chính là một cuộc cách mạng”. Như vậy, Ban lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô đã xác định nhiệm vụ không phải là cải cách dần dần, mà là thay đổi thông qua việc hủy hoại và cắt đứt tính kế thừa. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm đã được lịch sử văn minh hàng thế kỷ qua chứng minh.

Với việc theo chân “kiến trúc sư cải tổ” Liên Xô là Alexander Yakovlev, quá trình hủy hoại này vào cuối những năm 1980 diễn ra không giống như một cuộc xung đột giai cấp, mà là sự thay đổi âm thầm trong nhận thức và tư tưởng của mỗi người. Gorbachev đã cùng với Yakovlev âm thầm phá hoại nền tảng văn hóa con người Xô Viết bằng cách “giết dần giết mòn” từng chút một vào nền tảng đó.

“Công khai hóa” đã dần dần phá hủy toàn bộ nguyên tắc và nền tảng vốn đã hình thành từ trước đó rất lâu. Báo chí bắt đầu đăng tải những bài viết theo chính sách “ngu dân” về đề tài lịch sử và kinh tế kiểu như: “Cả đời các bạn chỉ được nghe những điều giả dối, nhưng bây giờ chúng tôi sẽ nói ra cho các bạn toàn bộ sự thật”. Để cổ vũ cho hành vi phá hoại của Gorbachev và Yakovlev, một cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của Liên Xô đã được tổ chức. Chính việc này đã vi phạm tất cả những điều kiêng kỵ từ trước tới nay ở quốc gia này, bởi người dân Liên Xô vốn hàng thập kỷ qua đã sống trong một đất nước rộng lớn, nay lại đưa ra những vấn đề kỳ lạ đối với họ.

Ngay từ đầu, cách diễn đạt câu hỏi ghi trên lá phiếu trưng cầu là rất khó hiểu, cụ thể là: “Theo bạn, Có hay Không nên duy trì Liên Xô như một liên bang đổi mới gồm những nước cộng hòa có chủ quyền bình đẳng, được đảm bảo đầy đủ quyền và tự do của con người thuộc mọi dân tộc?” Tuy nhiên tại thời điểm đó, cách diễn đạt này trông có vẻ nghiêm túc và đầy trách nhiệm, điều mà “kiến trúc sư cải tổ” Liên Xô Alexander Yakovlev rất quan tâm. Khi đề xuất mô hình “liên bang đổi mới gồm những nước cộng hòa có chủ quyền”, ông ta tỏ ra mâu thuẫn về mặt logic nhưng đã chủ ý làm việc này - đó là thủ đoạn bằng nhận thức trong hành động.

Ý tưởng “phá hoại nhà nước Xô Viết” được áp dụng vào nhận thức xã hội trong suốt nhiều năm cuối cùng cũng đã chi phối trong hệ tư tưởng. Tuy nhiên, 76% người dân Liên Xô ngày 17/3/1991 đã bày tỏ ủng hộ việc duy trì Liên bang, mà không hề biết rằng, họ đang bỏ phiếu ủng hộ cho Liên Xô sụp đổ. Mikhail Gorbachev cũng đã lường trước được việc này. Cuối năm đó, bản đồ chính trị thế giới bất ngờ thay đổi, dẫn đến sự tan rã một nhà nước rộng lớn - Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết.

Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước ở Đông Âu cho thấy, đây là sụp đổ của một mô hình cụ thể chứ không phải sự sụp đổ của một lý tưởng trên nền móng hệ thống lý luận. Để làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, thủ đoạn “phi chính trị hóa Quân đội” ... của các thế lực thù địch mỗi cán bộ, đảng viên cần có nhận thức đúng về âm mưu, thủ đoạn đó của kẻ thù, nhận thức đúng về bản chất của chủ nghĩa đế quốc là không bao giờ từ bỏ giã tâm xóa bỏ Đảng Cộng sản, xóa bỏ hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Tích cực học tập, trang bị, nắm chắc hệ thống lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa; hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng ta, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Trung thành, kiên định với mục tiêu, lý tưởng, còn đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta đã lựa chọn. Rèn luyện bản lĩnh, ý chí kiên cường, góp phần xây dựng tổ chức, xây dựng lực lượng Quân đội tinh, gọn, mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới hiện nay./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét