Thứ Hai, 19 tháng 9, 2022

NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ “TỰ DO NGÔN LUẬN”


Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào, và không có giới hạn về biên giới”. Với mỗi quốc gia, dân tộc, việc kế thừa, phát triển, vận dụng, tuân thủ các giá trị của Tuyên ngôn có sự khác nhau nhất định, do chi phối bởi đặc thù về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,... Nhưng có một điểm chung bắt buộc là, các quyền tự do ấy, phải trong khuôn khổ pháp luật, như chính Điều 29 Tuyên ngôn quy định: “Khi thực hiện các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác cũng như đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ” hay như  tại Điều 19 Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 khẳng định: “Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận có thể phải chịu một số hạn chế nhất định và những hạn chế này cần được quy định bởi pháp luật, nhằm: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”

Thực tế, Việt Nam luôn tôn trọng tối đa và bảo đảm cho quần chúng phát huy tối đa các quyền tự do dân chủ, nhân quyền trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật quy định, nhằm đảm bảo quyền tự do đó được công bằng trong toàn xã hội. Tuy nhiên các phần tử và thế lực thù địch cả ở trong và ngoài nước luôn có luận điệu xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta trên nhiều lĩnh vực, mặt trận khác nhau, trong đó có mặt trận tư tưởng, thông tin. Các thế lực phản động, thù địch luôn tìm mọi cách để xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo, vu khống các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trên mọi lĩnh vực, phủ nhận các thành tựu đã đạt được, kể cả những thành tựu được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, việc bày tỏ tự do ngôn luận càng được chú trọng, bảo đảm hơn. Tuy nhiên, thông tin trên không gian mạng thật - giả, tốt - xấu khó lường, và Internet bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng chống phá, tạo những “trận địa giả”, những mũi tấn công đầy mưu đồ đen tối trên mặt trận tư tưởng, dưới chiêu bài “tự do ngôn luận”. Nhưng thực ra, đó không phải là một thứ “tự do ngôn luận” theo đúng ý nghĩa của từ này, không vì sự phát triển của xã hội mà là những lời lẽ, dòng chữ, hình ảnh, video clip chụp mũ, thêu dệt, xuyên tạc, áp đặt, chống phá đầy hằn học, hận thù, đen tối. Đó thực sự là thứ “ngôn luận tự do” bịa tạc, phóng tác, bôi nhọ, tô vẽ,... rẻ rúng, không có căn cứ, bất chấp luân thường, đạo lý và luật pháp.

Có thể nhận diện, thống kê rất dễ dàng rằng, các phần tử thù địch, cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách để tạo dựng những thứ gọi là “tự do ngôn luận” theo cách hiểu ấu trĩ, hạn hẹp, đầy hằn học với mưu đồ xấu xa. Chúng dã tâm, chủ đích lựa chọn, lợi dụng những vấn đề nhiều người dân quan tâm, dễ gây bức xúc, dễ lan truyền rộng rãi trong xã hội để tạo dựng những kịch bản đen tối, chống phá bằng các bài viết, hình ảnh, video clip,... liên quan đến các vụ khiếu kiện đất đai, ô nhiễm môi trường, tụ tập đông người núp dưới cái gọi là “hành động yêu nước”,... lợi dụng Nhà nước ta lấy ý kiến xây dựng “Luật Báo chí”, “Luật An ninh mạng” … nhiều trang điện tử và các phần tử phản động đã đưa tin bóp méo, xuyên tạc, cho rằng luật này ”đặc biệt xâm phạm không gian riêng tư”, “vi phạm tự do ngôn luận, báo chí, internet”…..khi các phần tử cực đoan, chống đối, vi phạm pháp luật đã bị bắt lực lượng chức năng bắt giữ để giáo dục, nhiều trường hợp bị khởi tố và tạm giam, bị kết án nghiêm minh, thích đáng...nhân dịp này, những phần tử chống đối, phá hoại, các thế lực thù địch, vu khống, bịa đặt trắng trợn, rằng ”Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận”, “Dân oan bị khước từ quyền tự do ngôn luận”, “Chuyện gì đang xảy ra với tự do ngôn luận ở Việt Nam”, “Việt Nam vẫn là quốc gia toàn trị, không có tự do ngôn luận”… nhằm gây rối an ninh, trật tự, “bất tuân dân sự”, phá hoại các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ta; kích động, kêu gọi chống phá, đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, đi theo con đường Tư Bản, chỉ có Tư bản mới được “tự do”.

Phải nhìn nhận rằng, đó là những mưu đồ xấu xa, đen tối, giả tạo, và hết sức ấu trĩ, ngu mụi. Chứ làm gì có một xã hội nào hiện nay có “tự do ngôn luận” tuyệt đối. Tự do chỉ dành cho những người chấp hành nghiêm Hiến pháp và pháp luật; đề cao tự do ngôn luận phải vì lợi ích chung, không phải là sự tuyệt đối hóa tự do cá nhân, không thể lợi dụng tự do ngôn luận để viết, nói, xuyên tạc với ý đồ xấu, bất chấp luân lý và luật pháp.

Nhìn vào thực tiễn thực thi pháp luật của các nước trên thế giới, quyền tự do ngôn luận đều được giới hạn bởi các hệ thống pháp luật. Ở Mỹ, giới hạn của tự do ngôn luận được thể hiện chủ yếu qua án lệ của các tòa án, cho phép chính quyền ngăn chặn và trừng phạt các phát ngôn có tính chất khiêu dâm, tục tĩu, phỉ báng, úc phạm và gây hấn, mà không bị xem là vi hiến. Ở Pháp, pháp luật về tự do ngôn luận đưa ra các giới hạn, chế tài nghiêm khắc trừng trị hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác bao gồm việc bảo vệ nhân phẩm con người, chống lại việc vu khống, bôi nhọ; chống phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chống kích động bạo lực, gây hận thù, chống lại việc xâm phạm đời tư, cấm xuất bản một số tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia …Ngoài ra nhiều nước châu Âu khác cũng hình sự hóa các hành vi phỉ báng, xúc phạm danh dự của tổng thống hay các thành viên hoàng gia. Bên cạnh đó, trong nỗ lực chung nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng tự do ngôn luận để phát ngôn thù địch, tiêu cực trên internet, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên internet với sự cam kết hành động của bốn doanh nghiệp mạng lớn nhất thế giới bao gồm Facebook, Twitter, Youtube và Microsoft.

Từ đó cho ta thấy, không hề tồn tại cái được gọi là quyền tự do ngôn luận tuyệt đối. Ở bất cứ quốc gia, dân tộc nào, luôn có hệ thống pháp luật để “bảo đảm quyền tự do ngôn luận đúng nghĩa của người dân và tạo cơ sở để xây dựng một xã hội thực sự dân chủ, văn minh” .

Trên tinh thần xây dựng đất nước, rõ ràng, mỗi người Việt Nam đều có quyền bày tỏ lòng yêu nước của mình, góp ý, phản biện những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Thế nhưng, việc phát ngôn tự do, vô lối, xuyên tạc, kích động gây rối, đập phá tài sản, vi phạm pháp luật là những hành động đáng lên án, cần phải ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh. Bởi con người biết tuân theo pháp luật mới là con người nhận thức được đầy đủ về tự do. Kiểm soát được hành vi của mình một cách có ý thức thì con người mới thật sự có tự do. Tự do là quyền của con người nhưng đó không phải là tự do vô lối, tùy tiện, vô chính phủ, mà nó chỉ được bảo đảm khi con người nhận thức đúng đắn quy luật khách quan và hành động phù hợp pháp luật - giao kèo, thỏa ước về tự do của tập thể, của cộng đồng, của xã hội./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét