Thứ Năm, 15 tháng 9, 2022

CẢNH GIÁC VỚI HIỆN TƯỢNG TIN GIẢ TRÊN MẠNG XÃ HỘI


Mặc dù tin giả xuất hiện từ lâu, ở mọi thời kỳ song những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, nhất là internet và mạng xã hội thì tin giả cũng xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành vấn nạn với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bởi vậy, nhận diện tin giả, nguyên nhân xuất hiện và tác hại của nó làm cơ sở nâng cao cảnh giác, chủ động phòng, chống tin giả, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hiện nay.

Tuy chưa có định nghĩa rõ ràng, thống nhất về tin giả nhưng có thể hiểu tin giả là những thông tin sai, được tán phát dưới vỏ bọc tin tức. Cách hiểu này sát với nghĩa của từ “fake news” trong tiếng Anh, hiện đang được sử dụng nhiều trên truyền thông. Những tin giả kiểu xuyên tạc có ở tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... song chúng thường xuất hiện khi có những sự kiện chính trị, xã hội quan trọng như đại hội đảng, bầu cử, họp Quốc hội, các chính sách, luật pháp mới ban hành, hay các hiện tượng "nóng", gây tranh cãi trong đời sống hiện thực, chẳng hạn thiên tai, dịch bệnh, các vụ việc vi phạm pháp luật... Các sự kiện này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, video clip nhưng được chỉnh sửa hoặc cắt ghép và thường được đăng tải trên các trang thông tin không chính thống, qua các nền tảng mạng xã hội và các ứng dụng tin nhắn hay các công cụ tìm kiếm trên internet.

Có nhiều nguyên nhân làm xuất hiện và lan truyền tin giả. Đối với tin sai lệch, một mặt do sự thiếu cẩn trọng của người tạo và đưa tin trên các phương tiện truyền thông, mặt khác do sự chủ quan, thiếu trách nhiệm của người quản lý khi duyệt và cho phép lưu hành tin. Đối với tin xuyên tạc, sở dĩ loại tin này được tán phát rất nhanh so với khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý của cơ quan chức năng là do:

1) Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ khiến một người có thể dễ dàng tạo lập một website, một trang blog, fanpage...;

2) Cũng do sự phát triển của công nghệ, các đối tượng từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể sản xuất và tán phát tin giả trực tuyến một cách nhanh chóng song việc phát hiện và xử lý với các đối tượng này đang còn nhiều khó khăn;

3) Do những tin giả được chia sẻ rộng rãi trên truyền thông xã hội, sau đó được Google và các công cụ tìm kiếm khác xếp hạng cao giúp chúng được tìm thấy dễ dàng hơn, làm cho các tin giả gia tăng với số lượng lớn và lan truyền nhanh;

4) Chính những thông tin sai lệch từ các cơ quan báo chí trên các phương tiện truyền thông là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các tin xuyên tạc;

5) Từ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch;

6) Do mục tiêu trục lợi hoặc quảng bá danh tiếng từ việc "câu like", "câu view" của một số cá nhân, tổ chức và nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng mạng xã hội chưa cao trong tiếp nhận và chia sẻ các tin giả;

7) năng lực trong quản lý, phát hiện, ngăn chặn tin giả của các cơ quan chức năng còn hạn chế và các chế tài xử lý với các đối tượng tạo lập và tán phát tin giả còn bất cập...

Tin giả, nhất là tin xuyên tạc được tạo dựng, tán phát từ các cá nhân hay tổ chức trên mạng xã hội liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,... đều gây nên những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân, cộng đồng và văn hóa dân tộc cũng như thái độ, suy nghĩ và quyết định của người dân với nhiều vấn đề của đất nước.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, phát hiện, ngăn chặn và phòng, chống tin giả là việc làm cấp bách hiện nay. Để phòng, chống tin giả trên không gian mạng đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các cấp, ngành, các lực lượng cũng như mỗi người dân với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

1 là, Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, định hướng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về những thông tin xấu độc trên mạng xã hội; khuyến khích xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong cơ quan, đơn vị, trường học, tổ chức, doanh nghiệp để dần hình thành “miễn dịch tâm lý” đối với tin đồn trong nhân dân bằng một nền tảng tri thức đủ sức đề kháng với mọi loại tin đồn độc hại, thất thiệt, sai sự thật.

2 là, Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp trong phòng, chống thông tin xấu độc trên mạng xã hội.

3 là, Quan tâm hơn nữa đến loại tội phạm công nghệ cao trong tình hình mới bằng các hoạt động triển khai ứng dụng công nghệ, thiết lập hệ thống phòng vệ để chủ động và nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm; kịp thời trang bị các phần mềm, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng phục vụ công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

4 là, Các cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy mạnh việc xây dựng, triển khai và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, sử dụng chứng minh thư nhân dân điện tử để quản lý thông tin và người sử dụng trên Internet.

5 là, Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương, các địa phương, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương cần cung cấp thông tin chính thống một cách đầy đủ, toàn diện, kịp thời cho người dân. Đồng thời, cần tăng cường tuyên truyền pháp luật, cảnh báo các hành vi vi phạm pháp luật.

6 là, Đặc biệt, với mỗi người dân, nhất là giới trẻ cần tự trang bị cho mình vốn hiểu biết và những kỹ năng cần thiết trong việc chọn lọc, nhận diện thông tin; kỹ năng công nghệ-thông tin để chặn, lọc, xóa, báo xấu,….

Lợi ích tích cực mà mạng internet đưa lại đã điều không ai có thể phủ nhận và chúng ta vẫn đạng tận dụng điều đó hàng ngày. Tuy nhiên với quy luật vận động thì sự phát triển chóng mặt của mạng internet cũng sẽ mang lại nhiều hệ lụy. Rõ ràng nhất hiện nay là sự gia tăng của những tin độc, tin giả, thông tin thất thiệt, sai sự thật trên mạng xã hội. Những thông tin này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển, hình thành nhân cách, đạo đức xã hội; xâm phạm đến danh dự, uy tín, lợi ích kinh tế của cá nhân, tổ chức mà nó còn gây nên những tác động tiêu cực trong dư luận xã hội, gia tăng tội phạm, mất trật tự an ninh xã hội; làm giảm uy tín của Nhân dân đối với một bộ phận cán bộ, đảng viên và của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. 

1.     CẢNH GIÁC VỚI HIỆN TƯỢNG TIN GIẢ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

 

Mặc dù tin giả xuất hiện từ lâu, ở mọi thời kỳ song những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, nhất là internet và mạng xã hội thì tin giả cũng xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành vấn nạn với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bởi vậy, nhận diện tin giả, nguyên nhân xuất hiện và tác hại của nó làm cơ sở nâng cao cảnh giác, chủ động phòng, chống tin giả, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hiện nay.

Tuy chưa có định nghĩa rõ ràng, thống nhất về tin giả nhưng có thể hiểu tin giả là những thông tin sai, được tán phát dưới vỏ bọc tin tức. Cách hiểu này sát với nghĩa của từ “fake news” trong tiếng Anh, hiện đang được sử dụng nhiều trên truyền thông. Những tin giả kiểu xuyên tạc có ở tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... song chúng thường xuất hiện khi có những sự kiện chính trị, xã hội quan trọng như đại hội đảng, bầu cử, họp Quốc hội, các chính sách, luật pháp mới ban hành, hay các hiện tượng "nóng", gây tranh cãi trong đời sống hiện thực, chẳng hạn thiên tai, dịch bệnh, các vụ việc vi phạm pháp luật... Các sự kiện này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, video clip nhưng được chỉnh sửa hoặc cắt ghép và thường được đăng tải trên các trang thông tin không chính thống, qua các nền tảng mạng xã hội và các ứng dụng tin nhắn hay các công cụ tìm kiếm trên internet.

Có nhiều nguyên nhân làm xuất hiện và lan truyền tin giả. Đối với tin sai lệch, một mặt do sự thiếu cẩn trọng của người tạo và đưa tin trên các phương tiện truyền thông, mặt khác do sự chủ quan, thiếu trách nhiệm của người quản lý khi duyệt và cho phép lưu hành tin. Đối với tin xuyên tạc, sở dĩ loại tin này được tán phát rất nhanh so với khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý của cơ quan chức năng là do:

1) Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ khiến một người có thể dễ dàng tạo lập một website, một trang blog, fanpage...;

2) Cũng do sự phát triển của công nghệ, các đối tượng từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể sản xuất và tán phát tin giả trực tuyến một cách nhanh chóng song việc phát hiện và xử lý với các đối tượng này đang còn nhiều khó khăn;

3) Do những tin giả được chia sẻ rộng rãi trên truyền thông xã hội, sau đó được Google và các công cụ tìm kiếm khác xếp hạng cao giúp chúng được tìm thấy dễ dàng hơn, làm cho các tin giả gia tăng với số lượng lớn và lan truyền nhanh;

4) Chính những thông tin sai lệch từ các cơ quan báo chí trên các phương tiện truyền thông là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các tin xuyên tạc;

5) Từ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch;

6) Do mục tiêu trục lợi hoặc quảng bá danh tiếng từ việc "câu like", "câu view" của một số cá nhân, tổ chức và nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng mạng xã hội chưa cao trong tiếp nhận và chia sẻ các tin giả;

7) năng lực trong quản lý, phát hiện, ngăn chặn tin giả của các cơ quan chức năng còn hạn chế và các chế tài xử lý với các đối tượng tạo lập và tán phát tin giả còn bất cập...

Tin giả, nhất là tin xuyên tạc được tạo dựng, tán phát từ các cá nhân hay tổ chức trên mạng xã hội liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,... đều gây nên những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân, cộng đồng và văn hóa dân tộc cũng như thái độ, suy nghĩ và quyết định của người dân với nhiều vấn đề của đất nước.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, phát hiện, ngăn chặn và phòng, chống tin giả là việc làm cấp bách hiện nay. Để phòng, chống tin giả trên không gian mạng đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các cấp, ngành, các lực lượng cũng như mỗi người dân với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

1 là, Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, định hướng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về những thông tin xấu độc trên mạng xã hội; khuyến khích xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong cơ quan, đơn vị, trường học, tổ chức, doanh nghiệp để dần hình thành “miễn dịch tâm lý” đối với tin đồn trong nhân dân bằng một nền tảng tri thức đủ sức đề kháng với mọi loại tin đồn độc hại, thất thiệt, sai sự thật.

2 là, Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp trong phòng, chống thông tin xấu độc trên mạng xã hội.

3 là, Quan tâm hơn nữa đến loại tội phạm công nghệ cao trong tình hình mới bằng các hoạt động triển khai ứng dụng công nghệ, thiết lập hệ thống phòng vệ để chủ động và nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm; kịp thời trang bị các phần mềm, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng phục vụ công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

4 là, Các cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy mạnh việc xây dựng, triển khai và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, sử dụng chứng minh thư nhân dân điện tử để quản lý thông tin và người sử dụng trên Internet.

5 là, Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương, các địa phương, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương cần cung cấp thông tin chính thống một cách đầy đủ, toàn diện, kịp thời cho người dân. Đồng thời, cần tăng cường tuyên truyền pháp luật, cảnh báo các hành vi vi phạm pháp luật.

6 là, Đặc biệt, với mỗi người dân, nhất là giới trẻ cần tự trang bị cho mình vốn hiểu biết và những kỹ năng cần thiết trong việc chọn lọc, nhận diện thông tin; kỹ năng công nghệ-thông tin để chặn, lọc, xóa, báo xấu,….

Lợi ích tích cực mà mạng internet đưa lại đã điều không ai có thể phủ nhận và chúng ta vẫn đạng tận dụng điều đó hàng ngày. Tuy nhiên với quy luật vận động thì sự phát triển chóng mặt của mạng internet cũng sẽ mang lại nhiều hệ lụy. Rõ ràng nhất hiện nay là sự gia tăng của những tin độc, tin giả, thông tin thất thiệt, sai sự thật trên mạng xã hội. Những thông tin này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển, hình thành nhân cách, đạo đức xã hội; xâm phạm đến danh dự, uy tín, lợi ích kinh tế của cá nhân, tổ chức mà nó còn gây nên những tác động tiêu cực trong dư luận xã hội, gia tăng tội phạm, mất trật tự an ninh xã hội; làm giảm uy tín của Nhân dân đối với một bộ phận cán bộ, đảng viên và của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét