Thứ Ba, 13 tháng 9, 2022

CHÍNH SÁCH LỚN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC

 


Vấn đề dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc và truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi có vị trí hết sức quan trọng trong các thời kỳ giai đoạn lịch sử của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề dân tộc, nhằm thực hiện chiến lược đại đoàn kết các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các DTTS khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.

Nước ta có 54 dân tộc, trong đó có 53 DTTS, với 14,123 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước. Đảng ta luôn nhất quán chủ trương đẩy nhanh phát triển về mọi mặt đối với vùng DTTS và miền núi, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển so với mặt bằng chung của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho 1.673 xã khu vực I, 210 xã khu vực II và 1.551 xã khu vực III, với 3.434 xã, phường, thị trấn thuộc vùng DTTS và miền núi; nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, để từng bước nâng cao đời sống phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.

Trong thời kỳ đổi mới, việc nhận thức về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đã có bước đột phá, tạo cơ hội, tiền đề và hiệu quả về chất so với các thời kỳ trước. Từ Đại hội VI của Đảng (1986), công tác dân tộc từng bước hòa nhập vào công cuộc đổi mới đất nước. Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác dân tộc. Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 27/11/1989 về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) miền núi; Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã thể chế hóa Nghị quyết của Đảng thành Quyết định số 72-HĐBT, ngày 13/3/1990 về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển KT-XH miền núi.

Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng có nêu: “Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc… chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc”. Chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam đã được đề cập, phát triển qua từng giai đoạn, thể hiện ở các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013. Trong Hiến pháp năm 2013.

Trong giai đoạn hiện nay, nhiều chính sách lớn về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được ban hành thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các văn bản chỉ đạo như Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, XII, XIII luôn xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng về công tác dân tộc, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tình hình mới. Nhiều chương trình như Chương trình 135, cùng các chương trình MTQG, các chương trình mục tiêu về y tế, văn hóa, xã hội; các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm… hỗ trợ máy móc thiết bị, phân bón, giống, cây trồng, vật nuôi; giao đất, giao rừng; khuyến nông, khuyến lâm được quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, KT-XH vùng DTTS và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực.

Đạt được kết quả nêu trên đã chứng minh công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị. Huy động mọi nguồn lực đầu tư để phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK, đảm bảo phát triển bền vững gắn liền với an sinh xã hội, để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào DTTS. Thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộ DTTS đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Phát triển vùng DTTS và miền núi gắn liền với ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Phát huy tối đa sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, khơi dậy khát vọng, lòng tự hào dân tộc trong cộng đồng các DTTS, hướng tới mục tiêu vì một Việt Nam thịnh vượng và phát triển./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét