Thứ Năm, 8 tháng 9, 2022

HÃY DỪNG NGAY VIỆC CHIA SẺ CÁC THÔNG TIN XẤU ĐỘC, CHƯA KIỂM CHỨNG, GÂY TỔN HẠI ĐẾN CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ TÌNH HÌNH AN NINH TRẬT TỰ

 

Hơn 36 năm tiến hành công cuộc đổi mới, tuy vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập nhưng tựu chung đất nước ta đã đạt được những dấu ấn to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử trên các mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Việt Nam từ một nước nghèo nàn, lạc hậu đã chuyển đổi mô hình, hoàn thiện môi trường thể chế kinh doanh, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Đến nay, nền kinh tế nước ta từng bước gia tăng về quy mô; được xếp vào hàng ngũ các nền kinh tế có mức tăng trưởng cao trên thế giới, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, an ninh chính trị ổn định, trở thành nới đáng sống trên Thế giới.

Thế nhưng, một vài thành phần “me Tây” và thành phần “mõm” trên mạng xã hội vẫn luôn tìm mọi cách phủ nhận những kết quả, thành tựu mà nhân dân Việt Nam đã phải nỗ lực bằng cả mồ hôi, máu và nước mắt để gặt hái được trong suốt mấy chục năm qua. Đặc điểm của chúng thường có những điểm chung như sau:

1. Luôn u mê hoài niệm về chế độ VNCH, thần tượng một chế độ ngụy tay sai, bù nhìn mà thực dân, đế quốc đã dựng lên phục vụ cho chiến tranh, chia rẽ dân tộc, phá hoại cách mạng, gây nợ máu cho biết bao thế hệ người Việt.

2. Luôn tìm cơ hội để công kích vào những sơ hở, thiếu sót của chính quyền, đặc biệt thích công kích vào vấn nạn tham nhũng, bài ca nằm lòng là “lãng phí tiền thuế của dân”. Nhưng khi Đảng ta thực hiện cuộc chiến chống tham nhũng thì lại lấy “những con sâu” đó để chỉ trích, quy chụp cho cả bộ máy.

3. Hiểu biết kém. Luôn tự cho rằng đang đấu tranh cho chính nghĩa, tự do, dân chủ nhưng lại không hiểu gì về pháp luật và quyền tự do, dân chủ thực sự; thích đấu tranh “mõm” cho là bảo vệ chủ quyền nhưng trốn và chưa từng tham gia nghĩa vụ quân sự.

4. Luôn đứng sau dàn dựng, xúi giục, kích động, khơi gợi phản ứng trong quần chúng nhân dân khi xảy ra các vụ việc nóng về an ninh trật tự để kêu gọi tập hợp biểu tình, gây rối. Đến khi xảy ra biểu tình thì “núp” ở nhà cổ vũ mọi người đập phá, gián tiếp gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, tài sản Nhà nước, kéo lùi sự phát triển của xã hội, đẩy nhiều người vào vòng lao lý.

Nhưng nếu vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn, Luật An ninh mạng năm 2019 và Nghị định số 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng mới được ban hành ngày 15/8/2022 thực sự là cú đấm thép đối với những thành phần “mõm” trên mạng xã hội. Đây cũng là lời cảnh tỉnh dành cho những thành phần trên: HÃY DỪNG NGAY VIỆC CHIA SẺ CÁC THÔNG TIN XẤU ĐỘC, CHƯA KIỂM CHỨNG, GÂY TỔN HẠI ĐẾN CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ TÌNH HÌNH AN NINH TRẬT TỰ. Còn nếu vẫn tiếp tục, chưa tỉnh ngộ thì nhẹ sẽ bị bế lên xã, phường “uống trà”, nặng thì sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ 10 triệu đồng trở lên (theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử của Chính phủ), nặng hơn nữa còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mạng xã hội là môi trường cho tất cả mọi người, do vậy hãy sử dụng nó như thế nào để vừa vui, vừa hữu ích. Không ai cấm chúng ta bày tỏ quan điểm cá nhân về các vấn đề trong xã hội nhưng để nói lên quan điểm, bảo vệ cái đúng ta cần phải có kiến thức và tìm hiểu cặn kẽ vấn đề. Tự do, dân chủ không phải là lên mạng “chửi đổng”, phản biện xã hội cũng phải trên tinh thần xây dựng. Đó mới chính là con người văn minh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét