Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2022

DIỄN BIẾN HÒA BÌNH TRÊN LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, CHIÊU TRÒ KHÔNG MỚI SONG RẤT NGUY HIỂM

 

Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, quyết định đến sự phát triển của đất nước, tương lai xã hội. Quán triệt chiến lược đó, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, từng bước đổi mới đồng bộ, căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, phát huy vai trò của các cấp, các ngành và toàn xã hội, quyết tâm xây dựng nền giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước cũng như xu thế phát triển của thời đại.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vượt bậc, những đóng góp tâm huyết, vẫn còn những kẻ tìm mọi cách phủ nhận, xuyên tạc, bịa đặt, lợi dụng những yếu kém, khuyết điểm trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo để vu khống, quy chụp, đổ lỗi cho chế độ xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đó là những luận điệu vô căn cứ nhằm phủ nhận vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng Mácxít trong nền tảng tinh thần của xã hội, xuyên tạc thực tiễn ngày càng phát triển của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Mới đây, lợi dụng Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV thảo luận về công tác giáo dục - đào tạo; các đối tượng cơ hội chính trị, phản động tán phát nhiều bài viết phản động như: Trang Chân trời mới Media phát tán bài “Giáo dục Việt Nam - Bao giờ được như xưa”; đối tượng Lý Trực Dũng tán phát bài “Từ khi nào giới chức lãnh đạo giáo dục Việt Nam trở thành con buôn vô liêm sỉ”…  Mục tiêu của các thế lực thù địch không có gì khác là làm suy giảm niềm tin của quần chúng Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước. Chúng cho rằng: Một số yếu kém trong giáo dục - đào tạo là do lỗi của sự lãnh đạo và quản lý. Mặt khác, chúng còn xuyên tạc nguyên nhân hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo của Việt Nam là do thể chế chính trị tác động, giáo dục nặng về chính trị, tư tưởng dẫn tới chương trình, nội dung khô cứng; vì thế chúng tuyên truyền nên bỏ phần giáo dục lý luận chính trị.

Thực chất, bất cứ nền giáo dục của mỗi quốc gia, của chế độ nào cũng đều hướng đến mục tiêu đào tạo ra những lớp thế hệ đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của quốc gia, của chế độ đó. Dưới môi trường Xã hội chủ nghĩa đó là đào tạo ra những con người tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản, có phẩm chất đạo đức trong sáng, trình độ năng lực cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích của Nhân dân, vì tiến bộ của nhân loại và công bằng xã hội…

Hiện nay, cả hệ thống chính trị cũng như ngành giáo dục - đào tạo nước ta đang từng bước đổi mới, từng bước làm trong sạch bộ máy; quá trình này tất yếu phải đi cùng loại bỏ những yếu tố tiêu cực, cản trở sự phát triển, đương nhiên những hạn chế đó cần được lên án mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc lên án này không được quy chụp cho cả hệ thống chính trị và ngành giáo dục, không thể từ một vài hiện tượng tiêu cực để kết luận bản chất của cả ngành giáo dục nước nhà. Thực tiễn nhận thấy, tiêu cực trong giáo dục xuất hiện ở nhiều quốc gia, nhiều nền giáo dục, ngay ở các nước phát triển cũng không tránh được những hiện tượng này.

Toàn Đảng, toàn dân ta đang nỗ lực để nền giáo dục Việt Nam phát triển trong sạch, lành mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước, đi tắt đón đầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đó là lựa chọn sáng suốt song cần tiếp tục phải tiến hành đồng bộ hơn, chặt chẽ hơn, nghiêm khắc hơn, hiệu quả hơn; phát huy sức mạnh nội sinh đồng thời tranh thủ tiếp thu những tinh hóa, thành tựu giáo dục hiện đại của các nước tiến bộ trên thế giới, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện xuyên tạc, bôi nhọ của các thế lực thù địch làm cản trở sự phát triển của nền giáo dục nước nhà./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét