Đặt vấn đề như vậy để
thấy rằng, việc học tập, nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng ở mỗi cán bộ,
đảng viên cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Thực tế, hiện sự chủ động
trong nghiên cứu, học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng ở nhiều cán bộ, đảng
viên hoàn toàn phụ thuộc vào các lớp học tập trung do cấp ủy, tổ chức đảng ở từng
cấp triệu tập. Chất lượng, việc tổ chức học tập tập trung như phần trên bài viết
này đã phân tích. Do không thường xuyên học tập, nghiên cứu nên có không ít cán
bộ, đảng viên hiểu và vận dụng chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước chưa đúng với thực tiễn, thậm chí cá biệt có trường hợp vận dụng
trái ngược với nghị quyết. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng
công việc của cá nhân, đơn vị mà còn gây ra rất nhiều hệ lụy cho người dân, gây
rối bận cho tổ chức. Tình trạng đơn thư vượt cấp kéo dài có một phần nguyên
nhân chính từ việc đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức ở cơ sở không nắm vững
chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để giải quyết
trước những đòi hỏi chính đáng của người dân. Nói về vai trò của lý luận, Bác Hồ
từng ví đó như “trí khôn của con người”.
Sẽ chẳng ai có thể đọc một lần nghị quyết là hiểu
ngay, nhớ ngay. Vì vậy, nếu chỉ phụ thuộc vào việc học tập, nghiên cứu nghị quyết
của Đảng theo hình thức tập trung, điều chắc chắn là sẽ không mang lại hiệu quả.
Bởi vậy, sự chủ động, tích cực, tự giác trong học tập, nghiên cứu nghị quyết của
từng cán bộ, đảng viên chính là vấn đề có ý nghĩa quyết định. Lý luận về giáo dục
và quá trình nhận thức đã được các nhà khoa học phân tích kỹ, xin không nhắc lại
nhưng ai cũng hiểu rằng: Tự học, tự nghiên cứu đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong quá trình tiếp nhận tri thức và sử dụng tri thức. Khi và chỉ khi nào từng
cán bộ, đảng viên hiểu được thực chất của vấn đề, nắm vững vấn đề thì khi đó mới
biết cách để vận dụng hiệu quả vào thực tiễn. Hiểu phương phưởng, đại khái,
không nắm được bản chất sẽ không bao giờ hy vọng có được kết quả tốt trong hoạt
động thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn “Học hỏi là một việc phải tiếp
tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có
thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân
dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ
kịp nhân dân”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc học tập, quán triệt chỉ thị, nghị
quyết của Đảng, nghiên cứu lý luận chính trị không chỉ dừng ở phạm vi trường lớp
mà phải nêu cao tinh thần tự học, học ở mọi nơi, mọi lúc: “Học ở trường, ở sách
vở, học lẫn nhau và học nhân dân”.
Nêu lại một vài hiện tượng, vấn đề từ thực tiễn và vai
trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của việc học tập, nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết
của Đảng để mỗi cán bộ, đảng viên suy ngẫm, tự kiểm điểm lại những việc mà mình
đã làm, đang làm và sẽ làm. Chúng ta đều biết, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII
về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng chỉ ra một trong số biểu hiện để nhận diện
sự suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, đó là: “Nhận
thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính
trị; lười học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường
lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Nghị quyết cũng
thẳng thắn thừa nhận: “Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng dạy và học tập nghị
quyết của Đảng chưa được coi trọng đúng mức”.
Như vậy, mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức một cách
đầy đủ rằng: Lười học tập, nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng cũng chính
là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đặc biệt là tự
đánh mất “trí khôn” của mình. Bởi vậy, nếu không sớm nhận diện, sớm có giải
pháp khắc phục thì sự suy thoái này sẽ gây nguy hại khôn lường, không chỉ ảnh
hưởng đến một cá nhân, một tập thể, một địa phương, đơn vị mà còn ảnh hưởng đến
uy tín, năng lực, sức chiến đấu của Đảng. Bởi, "Để lãnh đạo cách mạng, Đảng
phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do đảng viên đều tốt".
Theo đó, trong khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiến hành đợt sinh hoạt
chính trị sâu rộng về tổ chức học tập, nghiên cứu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng,
hy vọng mỗi cấp ủy, tổ chức đảng sẽ có nhiều cách thức đổi mới trong tổ chức học
tập, nghiên cứu, nhưng điều quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng
học tập, nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự
giác của từng cán bộ, đảng viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét