Cuối
tháng 3-2020, Liên minh toàn cầu Vì sự tham gia của công dân ( gọi tắt là
CIVICUS) có trụ sở tại Nam Phi, với 9.000 thành viên trên toàn thế giới đã ra
tuyên bố: “Trong đại dịch Covid-19, các chính phủ không nên coi biện pháp khẩn
cấp là cái cớ để hạn chế quyền công dân”. Tuyên bố đã nhắc đến Việt Nam như là
một quốc gia “cần đặt nhân quyền làm trọng tâm trong phòng, chống dịch
Covid-19”.
Cái
gọi là “tuyên bố” ấy hoàn toàn không có chỗ đứng trên thực tế, thậm chí còn trở
thành luận điểm phản động, có thể gây ảnh hưởng tới công cuộc phòng, chống dịch
Covid-19.
Thực
tiễn cho thấy, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới, cướp
đi sinh mạng hàng vạn người, hủy hoại nền kinh tế toàn cầu, một tuyên bố đi
ngược lại những nỗ lực của các chính phủ, của hàng tỷ người dân trở nên vô cùng
lạc lõng. Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu.
Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết chính quyền các quốc gia, vùng
lãnh thổ đều ban hành những luật, quy định mới nhằm đối phó với “cuộc khủng
hoảng nghiêm trọng nhất mà thế giới phải đối mặt kể từ cuộc Chiến tranh thế
giới lần thứ hai”, như cách định danh của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ)
Antonio Guterres.
Là quốc gia
nằm kề Trung Quốc (nơi khởi phát dịch Covid-19), Việt Nam từng bị đánh giá là
sẽ ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác. Dù phải đối
mặt với khủng hoảng y tế có quy mô toàn cầu, Việt Nam vẫn đang là hình mẫu
trong phòng, chống dịch Covid-19 theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế uy tín
như: LHQ, Tổ chức Y tế thế giới…
Để đạt được
những kỳ tích trên có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu quyết định
đó là do toàn Đảng và toàn bộ Hệ thống chính trị của nước ta đã và đang đặt sức
khỏe, tính mạng con người lên vị trí cao nhất trong công cuộc phòng, chống dịch
Covid-19. Mỗi người dân Việt Nam đều có
chung điều khẳng định rằng đây không phải lần đầu tiên Đảng, Nhà nước Việt Nam
đặt người dân vào vị trí trung tâm trong các đường lối, chính sách lãnh đạo của
mình. Mỗi giai đoạn lịch sử, quyền con người ở Việt Nam luôn được coi trọng.
Trong thời kỳ chiến tranh, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân, toàn
quân đấu tranh giành lại nền độc lập cho Tổ quốc, sự tự do-giá trị lớn nhất của
nhân quyền khi đất nước bị xâm lược-cho nhân dân. Trong công cuộc xây dựng,
phát triển đất nước, tốc độ xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam vượt xa Mục tiêu
Thiên niên kỷ của LHQ. Điều đó làm cho Việt Nam trở thành điển hình của thế giới
trong công tác này…..
Và trong tình hình
hiện nay trước hàng chục nghìn ca tử vong bởi dịch Covid-19 đang lan rộng trên
khắp thế giới, giá trị cao nhất của nhân quyền lúc này chính là sinh mạng con
người được bảo vệ.
Trước mối hiểm họa khôn lường của đại dịch Covid-19, Đảng, Nhà nước Việt
Nam đang làm hết sức vì tất cả người dân. Trong đó, mối ưu tiên hàng đầu là bảo
vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Điều đó đang được cộng đồng quốc tế công
nhận; toàn thể nhân dân ủng hộ. Bởi lẽ đó, việc đề cập đến vấn đề nhân quyền ở
Việt Nam của Liên minh toàn cầu Vì sự tham gia của công dân không những
trở nên thừa thãi mà thông tin này còn hoàn toàn ngược lại so với thực tế./.
Đinh Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét