Vấn đề dân
chủ, nhân quyền luôn được mọi người quan tâm, nó là vấn đề nóng bỏng của thời
đại. Vậy giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa chế độ nào tiến bộ hơn, đâu
là “dân chủ, nhân quyền” cho nhân dân, cho nhân loại? Trong khi các nước theo
chế độ xã hội chủ nghĩa vẫn miệt mài phấn đấu, xây dựng một xã hội “của dân, do
dân và vì dân” thì các nước theo chế độ tư bản chủ nghĩa luôn tự nhận và tung
hô là “thiên đường” của dân chủ, của nhân quyền! Thực tế vấn đề dân chủ được
thể hiện như thế nào thông qua vấn đề đại dịch toàn cầu “Covid – 19” đã phần
nào thể hiện rõ bản chất của mỗi chế độ.
Nhiều thập kỷ qua, không ít người
tung hô, ca ngợi xã hội tư bản, như là ở đó họ có một chế độ với đầy đủ tự do,
bình đẳng, bác ái và những tiến bộ về kinh tế và khoa học công nghệ đỉnh cao
nhất. Nhưng sự giàu có đó chỉ dành cho một số người, còn hàng triệu người
phải sống trong cảnh nghèo khó, khốn cùng (Ở Mỹ 1% dân số nắm giữ 99% tài sản,
còn 99% dân số nắm giữ 1% tài sản). Ở các nước giàu có được xem là thiên đường
này mối quan hệ giữa người với người bị đối xử rẻ mạt, thờ ơ, vô cảm, coi giá
trị của đồng tiền lên trên hết...
Vậy việc đối
phó với đại dịch Covid-19 của các nước CNTB đã thể hiện về dân chủ, nhân quyền
như thế nào:
Trong lúc
khẩu trang khan hiếm thì các nước TBCN vốn được xem là “chiến hữu” sống chết
bên nhau nhưng lại giành giật khẩu trang của nhau. Ngay trong nội bộ nước Mỹ,
các Bang đã tranh giành, đấu giá, đẩy giá thiết bị y tế lên cao ngất ngưởng để
rồi nạn nhân chính là bệnh nhân phải chấp nhận rút hầu bao ra để lo cho mạng
sống của mình (Ở Mỹ, người bị nhiễm Covid-19 phải bỏ ra 3.000 USD (khoảng
70.000.000 VNĐ) để được xét nghiệm, chưa kể tiền điều trị). Đất nước đa đảng
trống đánh xuôi, kèn thổi ngược nó là như vậy, mạnh thằng nào thằng đó sống. Xứ
sở “thiên đường” của tự do, dân chủ đồng nghĩa với việc người dân tự lo lấy cái
thân của mình.
Ở nước Ý, một
người dân tên là Luca Franzese đã đăng 1 Clip trên mạng xã hội kêu gọi sự giúp
đỡ từ Nhà nước Ý nhưng anh đã bị từ chối thẳng thừng. Họ bắt anh phải tự cách
li tại nhà với thi thể người chị gái 47 tuổi của anh qua đời vì Covid -19, một hình ảnh tưởng chỉ xảy ra trong các bộ
phim kinh dị của Hollywood. Người Ý đang chết ngay trong ngôi nhà của họ trước
sự thờ ơ của những người lãnh đạo suốt ngày đi rêu rao dân chủ, nhân quyền!?
Từ đó cho
thấy bản chất của xã hội tư bản không hề thay đổi, dân chủ chỉ là của những nhà
tư bản, những người có tiền, là một bộ phận rất nhỏ của xã hội. Mọi giá trị đều
được đo bằng “tư bản” – tiền! Không tiền là không có dân chủ, nhân quyền mà chỉ
có địa ngục. Những tung hô về dân chủ, nhân quyền chỉ là lừa bịp, mị dân của
các nhà cầm quyền trong xã hội tư bản.
Ở Việt Nam không
ít người phê phán ta là chế độ độc tài một đảng, bóp nghẹt dân chủ. Vậy mà khi
đại dịch mới chỉ manh nha bắt đầu thì từ Trung ương Đảng, Chính phủ, các cấp,
các ngành đã mất ăn, mất ngủ trong những ngày đất nước đang đón chào xuân mới.
Khi dịch bệnh lan tỏa, Đảng, Chính phủ không chỉ lo chung cho đất nước mà còn
lo đến tận những người dân bình thường. Trong khi nhiều nước chưa tổ chức được
các khu cách ly, nhiều việt kiều về nước và khách nước ngoài vào Việt Nam, họ
từ chỗ lo lắng đến khi vỡ òa cảm xúc, tại đây họ được ăn nghỉ miễn phí, được bộ
đội phục vụ chu đáo như người thân, khác hẳn với nhiều quốc gia khác.
Tổng Bí thư
– Chủ tịch nước đã ra lời kêu gọi toàn dân phòng chống đại dịch Covid, lời kêu
gọi của người đứng đầu Đảng, Nhà nước thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với đất
nước và tính mạng của mỗi người dân, làm lay động đến mọi trái tim người dân
đất Việt. Chưa hết, Chính phủ còn tổ chức các khu cách ly để ngăn chặn dịch
bùng phát; cho hẳn cả chuyến bay sang vùng dịch đón công dân về nước.
Trong những
ngày cả nước gồng mình chống đại dịch, nhiều tổ chức, các nhân đã đóng góp hàng
trăm tỷ đồng cùng Nhà nước để chống dịch. Có người, ngoài số tiền lớn đóng góp
hàng tỷ đồng, họ còn hiến hàng ngàn mét đất làm khu cách ly; nhiều cháu nhỏ
tích cóp tiền lì xì năm mới cũng gửi ủng hộ chống dịch; nhiều y, bác sĩ đã nghỉ
hưu nhưng vẫn tình nguyện xung phong đi chống dịch; nhiều cán bộ, nhân viên y
tế, cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, nhân viên hàng không đêm ngày không
ngủ, bất chấp hiểm nguy để cùng cả nước chống dịch. Tất cả đều kề vai sát cánh
cùng Đảng, Nhà nước phòng chống dịch.
Quan điểm
của Đảng cộng sản Việt Nam là sẵn sàng hy sinh một phần lợi ích về kinh tế để
cứu lấy mạng sống của nhân dân, quyết không để ai bỏ lại phía sau. Vậy nếu đem
ra so sánh giữa Việt Nam với các nước TBCN thì ai thương dân hơn ai? Sự khác
nhau về bản chất xã hội qua cơn đại dịch này làm người dân Việt Nam thêm tin
tưởng vào chế độ, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, về con đường mà Đảng, đất nước
và nhân dân đã chọn./.
Bá Lộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét