Tính đến 31/12/2018, toàn quốc có 22.861 HTX tăng 3.700 HTX
(so với thời điểm Luật HTX có hiệu lực 31/7/2013); thu hút gần 6 triệu thành
viên tham gia; tổng số lao động thường xuyên trong HTX là 1.215.490 người, tăng
115.972 người (so với thời điểm Luật HTX có hiệu lực 31/7/2013); doanh thu bình
quân một HTX là 4,477 tỷ đồng/năm tăng 1,905 tỷ đồng/năm, lãi bình quân của một
là HTX 240 triệu đồng/năm tăng 72 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân của lao động
thường xuyên trong HTX là 36,6 triệu đồng/năm tăng 15 triệu đồng/năm so với thời
điểm Luật HTX có hiệu lực 31/7/2013
Tuy
nhiên, Bộ chính trị cũng đánh đánh giá,
sau 15 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), khu vực kinh tế tập
thể, hợp tác xã vẫn còn nhiều hạn chế như tốc độ tăng trưởng còn thấp so với
các khu vực kinh tế khác, tỷ lệ đóng góp vào GDP chưa đáp ứng yêu cầu. Phần lớn
tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã có quy mô nhỏ, phát triển không đồng đều
giữa các vùng, miền, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Số lượng hợp
tác xã tuy tăng, nhưng số lượng thành viên có xu hướng giảm. Việc thực hiện
chuyển đổi hợp tác xã theo luật Hợp tác xã năm 2012 còn nhiều vướng mắc.
Hiện nay, một số phần tử xấu đang ra sức chống phá sau khi Bộ
Chính trị ban hành Kết luận số 70-KL/TW, ngày 09/3/2020 về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể”, trong đó tiêu biểu như các đối tượng: Ngô Đồng, Phạm
Nhật Bình, Đỗ Ngà … đó là những luận điệu một chiều theo ý chủ quan với mục
đích hạ thấp uy tín lãnh đạo của Đảng, phủ nhận những thành tựu đạt được của mô
hình kinh tế tập thể đạt được trong thời gian qua của Đảng, Nhà nước, Nhân dân
ta. Đảng, Chính phủ không phủ nhận còn có những hạn chế, thiếu sót trong quá
trình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) đã và đang tìm những
biện pháp thiết thực khắc phục những hạn chế, thiếu sót đó với định hướng tập
trung nâng cao hiệu quả của mô hình kinh tế tập thể và mục đích cuối cùng là
phát triển kinh tế, giúp người dân có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống…
còn những đối tượng cơ hội chính trị, phản động với những luận điệu phản đối,
xuyên tạc, bóp méo chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong phát triển
kinh tế tập thể là mục đích gì- không gì khác ngoài hòng hạ thấp uy tín lãnh đạo
của Đảng, của Chính phủ, lung lạc lòng tin của Nhân dân và cuối cùng hậu quả của
những hành động đó là làm chậm sự phát triển của đất nước./.
Tiến Tiềm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét