Sự khác nhau về bản chất xã hội qua cơn đại dịch COVID-19 ở nước ta so
với các nước tư bản trên thế giới không chỉ làm người dân Việt Nam thêm tin
tưởng, tự hào về con đường mà Đảng, đất nước và nhân dân ta đã chọn, mà còn làm
cho nhiều người trước đây mơ hồ, mặc cảm sớm thức tỉnh nhận ra.
Nguy
cơ dịch bệnh có thể còn tiếp diễn lâu dài, khốc liệt hơn, Chính phủ đã có hàng
loạt biện pháp được dư luận xã hội và người dân đồng tình, ủng hộ: Giảm giá
điện, giảm giá thịt lợn, tạm dừng xuất khẩu gạo, tạm dừng chuyến bay, tạm đóng
cửa các quán bar, nhà hàng, di tích, đền chùa, lễ hội; kêu gọi người dân không
tập trung cùng một chỗ trên 20 người, giảm giá xăng dầu, hỗ trợ doanh nghiệp
giảm lãi xuất ngân hàng, giãn thời gian đóng thuế và bảo hiểm…và bước mạnh mẽ
tiếp theo là thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội trong
thời hạn 15 ngày (01/4 - 15/4/2020)
Trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”, nhiều người mới ngộ ra
rằng, hãy trân trọng nơi mình sinh ra và đất nước mà mình đang sống, vì ở đó có
tình người sâu đậm, có tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc của một dân tộc, của chế
độ xã hội. Trước đây, không thiếu kẻ nói xấu, xuyên tạc bản chất của quân đội,
kêu gọi quân đội trung lập, chia rẽ, đòi tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của
Đảng, quân đội xa rời nhân dân… Bây giờ họ thấy hàng ngàn bộ đội vào rừng sâu
núi thẳm, bịt kín những đường mòn, lối mở không cho dịch lan vào đất nước; nhường
doanh trại cho người dân cách ly theo chủ trương của Chính phủ; thức khuya, dậy
sớm phục vụ chu tất cơm ngon, canh ngọt hàng ngày cho người dân, bảo đảm cho họ
có cuộc sống tốt nhất có thể về vật chất và tinh thần trong những ngày cách ly….
Cũng từ trong dịch bệnh này, người dân Việt Nam thêm tin yêu vào chế độ, tin
tưởng vào Đảng, Nhà nước. Trong cuộc chiến đó, “Việt Nam có đủ năng lực, nguồn
lực, kinh nghiệm và ý chí để chiến thắng dịch” - Đó cũng là sự khẳng định bản
chất chế độ XHCN ở Việt Nam./.
Công Thắng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét