Trong mạng xã hội
(MXH) có vô số thông tin, chúng như ma trận, nhất là thông tin giả mạo, bịa
đặt, vu khống. Những thông tin bịa đặt ấy tiếp tục bị “đổ thêm dầu vào lửa”
bằng các giọng điệu thiếu thiện chí, thừa hiểm sâu theo kiểu “chọc gậy bánh xe”,
“ghen ăn tức ở” của một số báo, đài quốc tế thường xuyên tạc về tình hình Việt
Nam như đài BBC News, VOA, RFA, RFI, YouTube, Facebook, Twitter ……họ đưa ra với
kiểu thông tin “bịt mắt bắt dê” như :
- Truyền hình tối
trước dẫn phát biểu chỉ đạo của một đồng chí lãnh đạo Nhà nước tại cuộc họp
diễn ra trong ngày. Vậy mà vài hôm trước trên YouTube lan truyền clip đồng chí
ấy bị bắt. Đúng là bịa đặt.
- Trong khi Đại
hội XIII của Đảng chưa diễn ra nhưng trên một số trang mạng đã đưa thông tin
sắp xếp nhân sự cho tứ trụ của đất nước như một kiểu sắp sẵn, cho rằng sau này
bầu chỉ là diễn kịch. Đây là thông tin bịa đặt, dàn dựng theo dụng ý xấu.
- Trên một số
trang điện tử hiện nay, vô số thông tin bịa đặt được loan tải. Họ tập trung
chĩa vào phần lớn các sự kiện chính trị của đất nước, sự kiện có liên quan đến
an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thông tin liên quan đến các đồng chí
lãnh đạo cấp cao. Chúng ta cũng dễ nhận thấy hình ảnh được cắt ghép thô kêch,
còn lời lẽ thì là một sự bịa đặt trắng trợn. Phát biểu của họ nghe có vẻ “đao
to búa lớn”, nhưng kỳ thực họ chẳng hiểu gì về tình hình đất nước, con người
Việt Nam.
- Trong khi toàn
Đảng, toàn dân đang nỗ lực chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 thì cũng xuất
hiện vô số thông tin bịa đặt, giả mạo gây ảnh hưởng nhất định đến tâm lý mỗi
người. Như ngay trong ngày 28-3, tại khu cách ly tại Tiền Giang có chết một cụ
bà 81 tuổi, MXH lan truyền tin về dịch Covid-19: “Chúng ta có ca tử vong đầu
tiên”. Bộ Y tế đã xác minh và khẳng định đó là thông tin thất thiệt.
- Lâu nay chúng
ta không còn lạ gì với các kiểu thông tin bịa đặt, xuyên tạc, vu khống người
khác được tung lên bởi các đối tượng cực đoan, bất mãn. Mục đích của chúng
không gì khác nhằm kích động thù hận, khoét sâu mâu thuẫn xã hội mà điển hình
như vụ việc ở Đồng Tâm, Thủ Thiêm hay vụ việc Formosa…
Nhiều người dùng MXH cũng chủ ý hoặc vô tình,
thiếu hiểu biết đã hùa theo, gây ra hậu quả vô cùng tai hại cho xã hội làm
hoang mang người dân…song họ lại không thức được điều đó, nên rất nhiều người
đang hiểu sai rằng, trên môi trường ảo như MXH thì không phải chịu trách nhiệm
về những phát ngôn, đưa tin của mình.
Vì vậy; nhận thức ấy là không đúng. Ngay
trong những ngày vừa qua, hàng loạt cá nhân, trong đó có cả các nghệ sĩ, ca sĩ đã bị xử lý về hành vi tán phát, phát ngôn
không đúng về dịch Covid-19 (họ là những người của công chúng có ảnh hưởng rất
rộng tới công chúng nên khi phát ngôn không đúng sẽ gây hậu quả khôn lưởng).
Cho nên mỗi chúng ta:
- Phải nhận thức đúng về các qui định của
luật an ninh mạng, các nghi định thông tư của chính phủ về quy định xử phát vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và
luật hình sự việt nam quy định về tộ vu khống
-
Luôn tỉnh táo trước thông tin được đăng tải trên các mạng xã hội dưa trên thông
tin được đăng tải trên đài truyền hình, đài tiếng nói việt nam và các trang báo
chính thống để phân biệt thật giả của thông tin trên mạng.
-
Internet là một môi trường không biên giới, các MXH lớn lại thường được cung
cấp bởi các doanh nghiệp từ nước ngoài, bởi vậy, việc đăng tải, lan truyền
những thông tin bịa đặt, xuyên tạc vẫn rất khó kiểm soát. Điều quan trọng nhất
là mỗi chúng ta phải tự xây dựng cho mình một “bộ lọc” bằng bản lĩnh, kiến
thức, kinh nghiệm trên cơ sở lập trường vững, quan điểm rõ khi tiếp cận với
MXH.
Phương Sáng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét