Trong tuần đầu tháng 4/2020, các nhóm
chống tin giả trên mạng xã hội Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận nhiều thông tin
sai lệch về dịch COVID-19. Ngoài các tin giả xuất phát từ động cơ chính trị,
các tin giả xuất phát từ động cơ kinh tế hoặc danh tiếng cũng đang xuất hiện
khá phổ biến.
Chẳng hạn, có người đã mạo danh Bộ Y tế,
gửi email về vaccine ngừa COVID-19 để phát tán virus máy tính.
Một ví dụ khác là việc diễn viên Lê Vinh
đăng tin rằng uống trà, súc miệng nước muối, xông hơi diệt được COVID-19 (trong
khi súc miệng chỉ có tác dụng giảm viêm nhiễm, còn uống trà và xông hơi chưa
được chứng minh là có tác dụng phòng chống COVID-19).
Trong một vụ việc khác, FB Mai Luyến
(CTV Trà An Nam) tung tin rằng uống trà pha với chanh và Soda diệt được
COVID-19.
Như vậy, tình trạng phát tán thông tin
sai lệch để trục lợi, hoặc vì thiếu hiểu biết, có thể sẽ còn tiếp diễn trong
thời gian tới. Để tránh tiêu thụ và chia sẻ thông tin sai, dẫn đến phải nộp
phạt, bạn nên nhận diện thông tin sai bằng 3 bước:
Bước 1 – Nhận diện cảm xúc của bạn: Bạn
có đang bình tĩnh và không thiên vị khi đọc thông tin này không?
Bước 2 – Nhận diện nguồn tin sai: Tài
khoản Facebook chia sẻ thông tin đó có ảnh và thông tin cá nhân rõ ràng (để
không phải là tài khoản giả) không? Website đăng tải thông tin đó có tỏ ra
thiên vị một lực lượng chính trị, tôn giáo… nào không? Tác giả của bài viết
hoặc clip có trình độ chuyên môn và có công khai danh tính không?
Bước 3 – Nhận diện thông tin sai: Giọng
điệu của bài có khách quan không? Nhân vật trong bài có phải là một con người
cụ thể không? Nguồn tin có được đề cập rõ ràng không? Nếu đó là bài dịch, bài
có dịch sai hoặc phóng đại bản gốc không? Khi bạn kiểm tra chéo, các cơ quan
truyền thông đáng tin cậy (VD: báo chí chính thống có tên tuổi ở Việt Nam) nói
gì về thông tin mà bài viết đề cập?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét