Công tác đấu
tranh PCTN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đạt những kết quả bước
đầu quan trọng cả trong nhận thức và hành động. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thể
chế quản lý kinh tế-xã hội và PCTN tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện và thực
hiện tương đối đồng bộ, toàn diện. Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều
nghị quyết, chỉ thị về công tác đấu tranh PCTN; đồng thời Quốc hội, Chính phủ
cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị của Đảng thành chính sách, pháp luật góp phần
đấu tranh đẩy lùi tình trạng tham nhũng.
Thông tin, tuyên
truyền, giáo dục về PCTN được quan tâm, vai trò của báo chí trong PCTN bước đầu
được phát huy, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức và nhân dân. Vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của
cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong PCTN
được đề cao.
Việc minh bạch
tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên đã được coi trọng thực hiện. Công tác
kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí, suy
thoái được đẩy mạnh, tạo chuyển biến rõ nét. Tổ chức và hoạt động của cơ quan,
đơn vị chuyên trách về PCTN từng bước được kiện toàn, phát huy hiệu quả
Các vụ việc, vụ
án tham nhũng được phát hiện, xử lý nghiêm minh, nhất là những vụ án nghiêm
trọng được Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử
nghiêm minh; bước đầu khắc phục tình trạng án treo về tội phạm tham nhũng; từng
bước chú trọng công tác thu hồi tài sản tham nhũng.
Từ đầu nhiệm kỳ
Đại hội XII đến nay, với 11 hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã diễn ra,
trong đó có đến 5 Hội nghị Trung ương (6, 7, 8, 9 và 11) có nội dung xử lý, kỷ
luật cán bộ sai phạm, gần 60.000 cán bộ, đảng viên đã bị xử lý kỷ luật. Trong
số 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật có cả Ủy
viên Bộ Chính trị; Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng;
nguyên Phó thủ tướng; bộ trưởng và nguyên bộ trưởng; bí thư tỉnh ủy; nguyên bí
thư tỉnh ủy...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét