Sau khi ý kiến đề xuất đặt
tên hai giáo sĩ Francisco de Pina và Alexander de Rhodes cho hai con đường ở
thành phố Đà Nẵng, trên RFA có đăng bài: “Không có chữ quốc ngữ thì không có
Đảng Cộng sản Việt Nam”,
Với lập luận cơ bản rằng:
“Nếu cậu thanh niên Nguyễn Sinh Cung không biết chữ quốc ngữ thì không thể học
trường Tây và càng không thể học được tiếng Pháp, chắc chắn lựa chọn tìm đường
cứu nước phải là Trung Quốc hoặc một quốc gia phương Đông nào đó để hoạt động.
Và trên khía cạnh này, ngay cả Trung Hoa, nếu không có các giáo sĩ phương Tây
dạy chữ Tây thì Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch hay Mao Trạch Đông cũng chẳng
có hi vọng biết Cộng sản là gì. Bởi chủ nghĩa Cộng sản sinh ra ở phương Tây,
trong lòng các quốc gia thuộc hệ ngôn ngữ La Tinh. Và không ai ngoài các giáo
sĩ phương Tây, dù muốn hay không muốn thì họ vẫn một phần lớn gián tiếp tạo ra
chế độ Cộng sản ở phương Đông.”
Lập luận trên mới xem qua thì
cừ tưởng là hợp lý, nhưng thực chất lại quá sai lầm, giả dối và ngụy biện.
Ngụy biện đầu tiên là ở việc
áp đặt chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả, khi cho rằng sự kiện xảy ra sau
(Đảng Cộng sản ra đời) là kết quả của điều xảy ra trước đó (dùng chữ quốc ngữ).
Trên thực tế, việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời hoàn toàn không liên quan gì
đến chữ quốc ngữ.
Cần phải nhớ rằng, thực dân
Pháp mở trường dạy tiếng Pháp ở Việt Nam và yêu cầu sử dụng tiếng Pháp trong
giao dịch, trao đổi chính là để phục vụ cho mục đích xóa bỏ tiếng Việt, âm mưu
dùng tiếng Pháp thay thế cho tiếng Việt tại Việt Nam. Tuy nhiên, tiếng nói của
người Việt vẫn còn tồn tại, và do đó, để cắt đứt dòng chảy văn hóa truyền thống
của Việt Nam, đề đốc người Pháp đã quyết định sử dụng thứ ngôn ngữ ngoại lai do
các giáo sĩ Pháp tạo ra là “chữ La Tinh ghi tiếng An Nam” thay thế cho dạy
tiếng Pháp. Nếu trước đó, hệ chữ này chỉ được sử dụng trong những cộng đồng
giáo dân nhỏ lẻ, thì sau những sắc lệnh sử dụng chữ quốc ngữ đầu tiên tại Việt
Nam do Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay
thế chữ Nho trong các công văn ở Nam Kỳ (nghị định ngày 22/2/1869) và do Thống
đốc Nam Kỳ Lafont ký cũng đề ra cái mốc hẹn trong bốn năm (tức năm 1882), chữ
La Tinh ghi âm tiếng An Nam đã phủ sóng trên toàn xứ Việt Nam thuộc địa Pháp lúc
bấy giờ (nghị định ngày 6/4/1878).
Tất cả những điều này thể
hiện một điều duy nhất: Kể từ khi Pháp xâm lược, việc học tiếng Pháp và học
viết “chữ La Tinh ghi tiếng An Nam” là bắt buộc, và thực dân Pháp dùng quyền
lực của mình để thực thi nó trên xứ thuộc địa. Như vậy cũng tức là, Nguyễn Sinh
Cung và các nhà hoạt động cùng thời kỳ biết tiếng Pháp và biết “chữ La Tinh ghi
tiếng An Nam” không phải là do yêu thích nên học hỏi; mà là do bị thực dân Pháp
ép phải học. Cũng tức là, hoàn toàn không có một sự tự nguyện nào trong việc
học chữ La Tinh ghi tiếng An Anm và tiếng Pháp cả.
Tất nhiên, so với chữ Nôm,
cách viết và học “chữ La Tinh ghi tiếng An Nam” dễ dàng, dễ nhớ và dễ dạy hơn.
Đây chính là ưu điểm của hệ chữ này. Còn những việc như học trường Tây, đọc tiếng
Pháp, biết chữ Latinh ghi tiếng Việt, biết đến các tư tưởng tân kỳ... thì tất
cả đều là hệ quả từ việc thực dân Pháp sang xâm lược và bắt buộc người dân Việt
Nam tuân theo. Hệ quả ấy, tất nhiên, có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Nhưng RFA
hoàn toàn che giấu đi mặt tiêu cực (khiến người Việt hoàn toàn mất kết nối với
các di sản văn hóa truyền thống đã có gần 10 thế kỷ), và đắp thêm cho mặt tích
cực những ngụy biện cực kỳ thô sơ: “Bởi nếu không có chữ quốc ngữ thì Nguyễn
Tất Thành có biết viết chữ Việt? Có nghĩ đến chuyện sang Pháp để tìm đường cứu
nước? Và khi gặp các nhà hoạt động tại Pháp, các vị trong nhóm Ái Quốc đã dùng
chữ gì, hệ ngôn ngữ nào để viết luận cương, để đánh động quốc tế Cộng sản? Hơn
nữa, nếu chỉ biết chữ Tàu thì liệu các vị ái quốc trên có cơ hội nào để tiếp
cận các tư tưởng phương Tây để nói đến chuyện Canh Tân, Tân Dân, Ái Quốc… và
khi viết Đường Kách Mệnh, Hồ Chí Minh đã viết bằng chữ gì? Tiếng gì nếu không
phải là chữ quốc ngữ?!
Đó là chưa muốn nói đến hàng
triệu các văn bản sau này của người Cộng sản, cũng như hàng trăm văn kiện liên
quan đến các hiệp ước, hiệp định, tạm ước, công hàm… Nếu các vị chỉ rành chữ
Hán mà không biết gì đến tiếng Pháp và chữ quốc ngữ thì câu chuyện sẽ đi đến
đâu? Hay chỉ quanh quẩn trong ao nhà, rồi cuối cùng cũng lụi tàn như những cuộc
nổi dậy của nông dân chân lấm tay bùn?” Theo cách lập luận này của RFA, có lẽ
ai biết chữ cũng thành nhà hoạt động được! RFA hoàn toàn bỏ qua những vấn đề về
tư tưởng cá nhân, tri thức, kinh nghiệm của Nguyễn Tất Thành và các nhà hoạt
động khác thời bấy giờ.
Theo logic của RFA, thì chính
là nhờ Pháp đến xâm lược, đày đọa, bóc lột người dân Việt Nam, lại nhờ các giáo
sĩ mà người Việt có chữ, rồi nhờ có hệ chữ này nên Nguyễn Tất Thành mới có thể
đọc luận cương, viết cương lĩnh, tham gia Quốc tế cộng sản, và cứu nước... RFA
lờ đi phát ngôn thật sự của Nguyễn Tất Thành: “Đối với chúng tôi, người da
trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi muốn làm
quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ
ấy”. Lý do Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước chính là vì muốn biết tại
sao một quốc gia đề cao tự do, bình đẳng, bác ái lại đi xâm lược nước khác như
vậy. Tư duy này, chẳng có chữ quốc ngữ nào “dạy” được!
Trung Hiếu
Nhìn chung, cách lập luận của
RFA là nhấn mạnh vào việc các nhà hoạt động Việt Nam tự nguyện học chữ và dùng
chữ này để đấu tranh; lờ đi việc thực dân Pháp ép người Việt dùng tiếng Pháp để
giao tiếp. Bằng cách này, RFA ngụy biện về việc chữ quốc ngữ đã tạo ra Đảng
Cộng sản Việt Nam. Nhưng, điều vô lý nằm ở chỗ làm sao một hệ chữ, một thứ công
cụ ghi chép, lưu trữ lại có thể tự thành lập được một đảng chính trị ?? Một
điều vô lý khác nữa, nằm ở chỗ có bao nhiêu người học chữ (thậm chí là cả các
phóng viên RFA), mà lại chỉ có một số ít người chọn con đường đấu tranh giải
phóng dân tộc và chọn thành lập, đi theo Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu hỏi này chắc hẳn các
phóng viên RFA sẽ không trả lời được.
Một bằng chứng đã trở thành
chân lý chính là Nghị quyết 24C/18.65 tại Khóa họp Đại Hội đồng UNESCO lần thứ
24 ở Paris, từ ngày 20 tháng 10 đến 20 tháng 11 năm 1987, đã thông qua. Nghị
quyết đã khẳng định: “ Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự
khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; những đóng góp quan trọng và
nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ
thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc
Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các
dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng
cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc… “.
Như vậy, rõ ràng phải nhận
thấy, vấn đề vốn không nằm ở hệ chữ như RFA khẳng định, mà nằm ở con người. Suy
cho cùng, con người mới là yếu tố quyết định trong những sự kiện, biến cố lịch
sử. Còn chữ viết thì đơn giản chỉ là phương tiện mà thôi. Chữ viết có thể thay
thế, chứ con người và tư duy thì không!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét