Ngày nay, với sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, cùng với sự
phổ dụng của mạng Internet trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
có ngày càng nhiều thiết bị thông minh kết nối mạng giúp cho các tổ chức, cá
nhân, địa phương đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi mặt của đời
sống, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà mạng
Internet đem lại, thì trong thời gian gần đây, trên mạng Internet, nhất là mạng
xã hội xuất hiện ngày càng nhiều thông tin xấu độc tuyên truyền, xuyên tạc
chống phá Đảng, Nhà nước, tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã
hội, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của
một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã
hội chủ nghĩa. Hệ lụy của thông tin xấu độc ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, lối
sống, nhân cách của cá nhân và cộng đồng xã hội.
Internet hiện nay đang trở thành “môi trường
màu mỡ” cho các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Thông qua sử dụng
mạng xã hội và một loạt hệ thống website, cung cấp thông tin sống động và liên
kết nhau, chia sẻ, phát tán rộng rãi với ngôn ngữ, luận điệu đầy tính kích
động, các thế lực thù địch xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước,
phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” nội bộ ta trên mọi lĩnh vực.
Trước các hoạt động chống phá quyết liệt của
các thế lực thù địch, phản động cùng những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, ngày
22/10/2018 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về "Tăng
cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch trong tình hình mới"; tiếp đó, ngày 04/6/2019 Ban
Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 53-KL/TW “về việc chỉ đạo đấu tranh
ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ, triệt phá tin giả, thông tin sai sự thật, xấu, độc
trên Internet, mạng xã hội”.
Tuy nhiên, đối với một bộ phận cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, đơn vị còn chưa được trang
bị đầy đủ và cập nhật các kỹ năng để nhận diện các thủ đoạn, âm mưu chống phá
Đảng và Nhà nước, những thông tin xấu độc, sai sự thật trên môi trường mạng.
Đồng thời, các cơ quan, tổ chức chưa kịp thời triển khai đồng bộ,
các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức, viên chức
và người lao động tại đơn vị mình nhằm hạn chế các rủi ro lộ, lọt thông tin cá
nhân, cơ quan và các nguy cơ mất an toàn thông tin trong việc tham gia mạng Internet
và các trang mạng xã hội. Hiện nay, một số ít trong bộ phận nhân dân cũng chưa
nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm về âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”
của các thế lực thù địch…thực trạng trên là một trong những nguyên nhân tạo sự
lúng túng, bị động, thiếu sắc bén, hiệu quả chưa cao trong ngăn chặn, nhất là
công tác đấu tranh phản bác thông tin sai trái, xuyên tạc và các hoạt động chống
phá của các thế lực thù địch.
Do đó, việc triển khai các nhiệm vụ trong hoạt động nhận diện và phòng chống các thông tin xấu độc, sai sự thật trên môi trường mạng là cần thiết, phù hợp trong tình hình hiện nay.
Xuaan Hung
Do đó, việc triển khai các nhiệm vụ trong hoạt động nhận diện và phòng chống các thông tin xấu độc, sai sự thật trên môi trường mạng là cần thiết, phù hợp trong tình hình hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét