Những thông tin nhân sự cấp cao
trong Đại hội XIII của Đảng sắp tới, vấn đề chống tham nhũng, kích động gây
chia rẽ mối đoàn kết trong nội bộ Đảng; kêu gọi Đảng viên rời bỏ Đảng... được các thế lực phản động triệt
để lợi dụng để xuyên tạc, bẻ cong, bóp méo. Có lẽ chưa bao giờ “thị trường”
không gian mạng lại sôi nổi như bây giờ. Các trang website, blog, đưa lên
facebook, diễn đàn… đua nhau mọc lên như nấm sau mưa. Các thế lực thù địch,
phản động, cơ hội chính trị triệt để lợi dụng không gian mạng để chống phá
Đảng, Nhà nước ta bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt, đưa tin thất thiệt,
thật giả lẫn lộn, dẫn đến tâm lý hoang mang, nghi ngờ, phân tâm trong xã hội.
Những thông tin xấu độc trên không gian mạng luôn tạo ra cơ hội cho các thế lực
thù địch tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá, gây mất ổn định chính trị, kinh
tế-xã hội ở nhiều địa phương, không chỉ những đô thị lớn mà nó còn len lỏi về
tận những vùng nông thôn.
Những chiêu trò tuyên truyền,
xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, cơ hội
chính trị diễn ra ở nhiều nơi, nhiều thời gian và không gian khác nhau. Đặc
biệt, trong những thời điểm các tổ chức đảng đang tích cực chuẩn bị đại hội ở
cấp mình, theo Chỉ thị số 35-CT/TƯ ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị “Về đại hội
đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, thì
chúng tung tin giả, xuyên tạc, kích động, xuyên tạc sự thật, cho rằng "các
phe cánh trong Đảng đang thanh trừng lẫn nhau", "trong Đảng không có
dân chủ nên cần phải đa đảng…". Họ lợi dụng tâm lý cực đoan, định kiến của
một bộ phận dân chúng để hằng ngày tán phát lên mạng nhiều thông tin sai sự
thật; bình luận, nhìn nhận vấn đề có thật một cách méo mó, theo hướng có lợi
cho mục đích, mưu đồ của họ. Thủ đoạn mà họ thông tin thường là lợi dụng những
sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội rồi thổi phồng, cắt
ghép theo ý đồ có sẵn; lấy hiện tượng quy kết thành bản chất, thật giả lẫn lộn,
xuyên tạc sự thật vào những sự kiện, những diễn biến, những động thái có thật,
bằng những kỹ xảo tinh vi của công nghệ, tạo dựng chuyện bằng cách lắp ghép,
trích dẫn, cắt xén các lời phát ngôn, bài viết, hình ảnh… gây nhiễu loạn thông
tin, làm cho người đọc, xem thiếu kinh nghiệm dễ lầm tưởng, khó phân biệt, nhận
diện thật-giả, đúng-sai. Từ đó, đánh giá không đúng bản chất sự kiện, nhân vật.
Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch suy cho cùng là nhằm chia rẽ Đảng
với nhân dân, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã
hội.
Để tin xấu, độc không còn đất
sống, trước hết, cán bộ, đảng viên và nhân dân cần nhận diện rõ thông tin xấu,
độc, ngăn chặn sự tác động của nó vào đời sống chính trị, tinh thần của cộng
đồng xã hội. Cần cảnh giác cao độ với tính nguy hiểm mặt trái của mạng xã hội.
Tuy nhiên, sự suy thoái, tha hóa của một bộ phận cán bộ, đảng viên cũng là sự
tiếp sức cho sự chống phá của các thế lực thù địch. Bởi vậy, cần tiếp tục đẩy
mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng với tinh thần “Không có vùng cấm,
không có ngoại lệ” ở tất cả cơ quan, tổ chức, đơn vị. Sự chống phá của các thế
lực thù địch sẽ không có đất sống nếu Đảng, Nhà nước và nhân dân ta có sức đề
kháng tốt. Người dân sẽ không tin khi biết rõ thông tin và hiểu được âm mưu,
thủ đoạn của thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Còn nếu chúng ta không định hướng
tốt, để tâm lý, tư tưởng trong cộng đồng xã hội bị lung lạc, thì sự chống phá
của các thế lực thù địch sẽ càng có thêm cơ hội.
Trung Hiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét