Gần đây, trên trang mạng dân làm báo, xuất hiện bài
viết của Mai Tú Ân với tiêu đề: “Có làm sao người ta mới nhắc tên?”. Bài viết
đã bịa đặt, xuyên tạc về cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam.
Sự xuyên tạc, bịa đặt này cần phải được đấu tranh, vạch trần và bác bỏ.
Thứ
nhất, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam là sự tự vệ, chính
nghĩa. Ngay sau thắng lợi cuộc
kháng chiến chống Mỹ năm 1975 của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia thì tập đoàn
phản động Pol Pot – Ieng Sary – Khieu Samphan đại diện cho phái
“Khmer Đỏ” lên cầm quyền ở Campuchia, đã phản bội cách mạng. Về đối nội, chúng
thẳng tay tàn sát chính đồng bào mình bằng các thủ đoạn, phương pháp hết sức
man rợ. Về đối ngoại, chúng kích động thù hằn dân tộc, công khai chống phá cách
mạng Việt Nam. Đầu tháng 5/1975, tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary –
Khieu Samphan ra lệnh cho quân đội tiến hành những cuộc khiêu khích, xâm
phạm lãnh thổ Việt Nam. Ngày 22/12/1978, chúng huy động 19 trên tổng số 23 sư
đoàn bộ binh cùng nhiều binh chủng khác mở cuộc tiến công toàn diện vào lãnh
thổ Việt Nam, hướng mục tiêu chủ yếu là đánh chiếm thị xã Tây Ninh (tỉnh Tây
Ninh), Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), Bảy Núi (An Giang), Hà Tiên (Kiên Giang) đã
gây ra bao tội ác đẫm máu đối với nhân dân các tỉnh phía Nam của Việt Nam.
Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, nhân dân Việt Nam
kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và thành quả cách mạng. Sau 9 ngày đêm
liên tục chiến đấu (từ ngày 23 – 31/12/1978) anh dũng, kiên cường, quân và dân
ta đã tiêu diệt làm tan rã đại bộ phận quân địch, đập tan cuộc tiến công xâm
lược của chúng, kết thúc thắng lợi cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới
Tây Nam. Điều đó cho thấy, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam
là sự tự vệ, chính nghĩa nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc.
Thứ
hai, Đảng, Nhà nước ta giúp đỡ nhân dân Campuchia theo tinh thần quốc tế vô sản
trong sáng, cao cả. Đáp ứng lời
kêu gọi giúp đỡ của mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Đảng, Nhà
nước và nhân dân Việt Nam, trực tiếp là Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp chặt
chẽ với lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia mở cuộc tổng tiến
công giải phóng thủ đô Phnôm Pênh (7/1/1979) và toàn bộ đất nước (17/1/1979),
đánh đổ chế độ Pol Pot giải phóng đất nước khỏi họa diệt chủng, giành chính
quyền về tay nhân dân. Theo tinh thần của bản Hiệp ước Hòa bình, hữu nghị và
hợp tác Việt Nam và Campuchia, ngày 18/2/1979, một bộ phận Quân tình nguyện và
chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân
dân Campuchia bảo vệ chính quyền cách mạng, thực hiện công cuộc hồi sinh đất
nước. Đến năm 1989, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam rút hết về
nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế vô sản trong sáng, cao cả được giao.
Khi nói về giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta,
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã khẳng định: “Nếu không có sự hỗ trợ từ Quân tình
nguyện Việt Nam cũng như sự giúp đỡ, ủng hộ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và
nhân dân Việt Nam trong suốt 10 năm (1979-1989) thì người dân và đất nước
Campuchia không thể hồi sinh và phát triển như ngày hôm nay”. Với lẽ đó, Mai Tú
Ân cho rằng “Việt Nam đưa quân vào xâm lược Campuchia” là sự bia đặt, xuyệt
tạc, phản ánh sai sự thật về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt
Nam.
Như vậy, thắng lợi cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây
Nam là thắng lợi của chính nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, cao
cả, của tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia. Vì
vậy, những luận điệu xuyên tạc của Mai Tú Ân về cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới
Tây Nam của Việt Nam là hành động của kẻ phản động, thể hiện mưu đồ đen tối,
nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam, phá hoại tình đoàn kết, hữu nghị giữa
nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét