Thứ Năm, 2 tháng 1, 2020

Cảnh giác với những thủ đoạn xuyên tạc quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam



         
         

          Trong chiến lược chống phá Việt Nam hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước tập trung vào chống phá Đảng, chế độ và hệ tư tưởng. Trong đó, tự do ngôn luận, báo chí đang là một mục tiêu xuyên tạc, bôi nhọ của chúng.
          Những thủ đoạn, mưu đồ chống phá của chúng, trước hết là xuyên tạc khái niệm tự do báo chí; viện dẫn các quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam về tự do báo chí, nhưng cố tình lờ đi những quy định và điều khoản nghĩa vụ kèm theo rồi tán phát qua internet, mạng xã hội làm cho nhiều người hiểu lầm rằng “tự do báo chí” là một quyền tuyệt đối, không có bất cứ một hạn chế nào. Bằng nhiều hình thức khác nhau, các đối tượng còn tác động đến Quốc hội Mỹ và các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo thường niên,... với nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam “vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Một số phần tử còn tác động vào các chính khách cực đoan trong Quốc hội Mỹ, Anh, Canađa,… tổ chức điều trần, hội thảo, xuyên tạc tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam nhằm tác động Liên hợp quốc ra nghị quyết bất lợi đối với nước ta. Trên lĩnh vực báo chí, một số đối tượng còn thành lập các câu lạc bộ, các diễn đàn trên mạng dưới chiêu bài “tự do ngôn luận, tự do báo chí” để tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
          Để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, chúng ta cần:
          Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí, truyền thông và công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí chống phá Việt Nam.
          Hai là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về báo chí, truyền thông, quản lý internet, mạng xã hội.
          Ba là, không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức cách mạng cho đội ngũ những người làm báo, thực hiện tốt Luật Báo chí và các quy định của pháp luật trên lĩnh vực báo chí.
          Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực báo chí, truyền thông. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, thành tựu bảo đảm quyền con người ở Việt Nam.
          Một xã hội không có tự do ngôn luận, báo chí, như có người nói - đó là “một xã hội đã chết lâm sàng”. Tự do ngôn luận, báo chí của người dân Việt Nam đã được hiến định bảo đảm bằng một hệ thống pháp luật minh bạch. Mọi luận điệu xuyên tạc quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của Việt Nam cần phải bị bác bỏ, lên án./.
 Văn Nhất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét