Có ý kiến
cho rằng, thời buổi kinh tế thị trường mà nói đến lý tưởng cách mạng thì cũ kỹ,
sáo mòn, khô khan, không hợp thời, khó hội nhập với thế giới. Đó là thái độ cổ
xúy cho tư tưởng cấp tiến, dễ làm những người cộng sản rơi vào tâm thế dao
động, thiếu lập trường kiên định, mất phương hướng rèn luyện, phấn đấu để thực
hiện những mục đích cao cả mà sự nghiệp cách mạng đã đặt ra.
Lý tưởng cách mạng là “chiếc la
bàn” dẫn dắt niềm tin, định hướng lý tưởng để mỗi đảng viên không đi chệch khỏi
quỹ đạo mà Đảng đã vạch ra. Thời nay, trước những tác động của mặt trái kinh tế
thị trường phần nào làm nhạt phai lý tưởng cách mạng của một bộ phận cán bộ,
đảng viên. Thay vì đề cao lý tưởng cách mạng, nhiều người chỉ nhăm nhăm chăm lo
quyền lợi cá nhân, bảo kê lợi ích nhóm, bất chấp pháp luật, chà đạp đạo lý để
co kéo lợi ích tối đa về bản thân, gia đình và bộ phận nhỏ nhoi của mình.
Có một sự
thật xót xa là trong số những cán bộ bị xử lý kỷ luật thời gian qua, nhiều
người từng một thời rất nhiệt huyết, lý tưởng cách mạng, nhưng khi được giao
những vị trí quan trọng, lại chủ quan, tự mãn, say sưa với quyền lực, đắm chìm
vào lợi ích, thiếu rèn luyện bản lĩnh cách mạng, thiếu tu dưỡng và nghiêm khắc
với chính bản thân, không thủy chung với lý tưởng mình đã lựa chọn.
Nếu cứ để
một chút lơ là, lơi lả, dễ dãi, một chút “thỏa hiệp” với chính mình thì theo
ngày tháng, “một chút” đó sẽ lớn dần lên thành “mụn nhọt”, thậm chí thành “ung
thư” thì phẩm chất, nhân cách, tư cách của cán bộ, đảng viên sẽ rơi vào tình
trạng “chết lâm sàng”. Từ đó, lý tưởng cách mạng không phải là nhạt phai, mà đã
thoái hóa rồi biến người cộng sản thành “bóng ma” của chính mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét