- Dường như đã thành hệ thống và quy
luật, trước, trong và sau khi đất nước tổ chức các sự kiện chính trị quan
trọng, như: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và
HĐND các cấp, ban hành các luật..., các phần tử phản động và các thế lực thù
địch thường đẩy mạnh các hoạt động chống phá. Bằng các thủ đoạn từ xuyên tạc,
bẻ cong ý nghĩa, nội dung đến kích động, lôi kéo tham gia biểu tình, gây mất an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước
trong nhân dân.
-Mới đây, trong cùng một ngày
(26-11-2019), Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối
với bị cáo Phạm Văn Điệp, sinh năm 1965, trú tại phường Quảng Tiến, thành phố
Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa và Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu cũng xét xử sơ thẩm
đối với bị cáo Nguyễn Chí Vững, 38 tuổi, ở ấp Lung Chim, xã Định Thành, huyện
Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu cùng về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo quy định
tại điểm a và b, khoản 1, Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015.
- Đây mới chỉ là 2 trong số rất nhiều vụ
các đối tượng thù địch, phản động lợi dụng dân chủ, chống phá Đảng và Nhà nước
được đưa ra ánh sáng và chịu chế tài của pháp luật. Theo cáo trạng, các đối
tượng lợi dụng mạng xã hội, lập nhiều tài khoản, tuyên truyền xuyên tạc chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bịa đặt những thông tin sai
sự thật, tạo nghi ngờ, gây hoài nghi, bất mãn, làm giảm uy tín, mất lòng tin
của nhân dân đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong bộ máy chính quyền.
- Thủ đoạn của 2
đối tượng trên cũng là thủ đoạn mà các thế lực thù địch và các đối tượng phản
động chủ yếu lợi dụng vào sự phát triển của thiết bị công nghệ, khả năng lan
truyền, kết nối 3G, 4G, wifi cùng những lợi thế của công nghệ mới cùng internet
tạo ra, xóa nhòa mọi không gian, tạo ra một “thế giới ảo”. Đặc biệt, các đối
tượng này lợi dụng triệt để khả năng kiểm chứng thông tin trên “thế giới ảo”.
Từ trên các tài khoản của mạng xã hội, các thế lực thù địch và đối tượng phản
động tạo dựng, xuyên tạc, làm sai lệch thông tin, thật giả lẫn lộn, lồng ghép ý
kiến chủ quan để lôi kéo, hướng dư luận theo dụng ý cá nhân.
- Có một vấn đề nhiều người quan tâm.
Tại sao các thế lực thù địch, đối tượng phản động thường “tung chiêu” đưa luận
điệu chống phá Đảng và Nhà nước nhằm vào các sự kiện quan trọng? Là do, khi
Đảng, Nhà nước tổ chức các sự kiện quan trọng, số lượng người dân theo dõi
nhiều hơn, các quan khách của các quốc gia cũng được mời đến dự nhiều hơn. Bên
cạnh đó, các cơ quan truyền thông các nước cũng có sự quan tâm, theo dõi nhiều
hơn. Đây lại là sự kiện chính trị lớn nên cũng “hút” sự quan tâm của giới quan
sát phân tích “chính trị” để có sự đánh giá, nhận định không chỉ về kinh tế, xã
hội, an ninh-quốc phòng, mà còn cả vấn đề chính trị, nhất là có những thay đổi
về cương lĩnh chiến lược, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta. Đây
chính là “cơ hội” để các thế lực thù địch và các đối tượng phản động “ra tay”.
- Muốn có sự chú ý, đương nhiên phải
chọn thời điểm nhạy cảm. Muốn tạo điểm nóng, dư luận về “sự việc” đưa ra, điều
kiện nào tốt bằng khi có quan khách của các quốc gia đến tham dự. Muốn lợi dụng
được ý kiến đánh giá “có vẻ” khách quan của các chuyên gia, các nhà phân tích
thì phải lôi kéo, tạo điểm nóng từ sự kiện đó. Vì thế, nếu xem xét trên góc độ
thời cơ, trước, trong và sau tổ chức các sự kiện trọng đại luôn là thời điểm
tốt nhất để tiến hành.
- Trong khi đó, cuộc sống mưu sinh hiện
tại lại luôn thôi thúc mọi người phải dành thời gian và tâm sức cho công việc. Việc
có thể bình tâm để xem xét, lắng nghe hay xác minh những thông tin trên mạng xã
hội hay còn gọi là “thế giới ảo” là rất khó. Tất nhiên là khi muốn thực hiện âm
mưu đen tối của mình, các thế lực thù địch, đối tượng phản động sẽ không từ một
thủ đoạn nào. Từ những luận điệu đưa ra, các đối tượng thù địch, phản động
không chỉ sử dụng nhiều tài khoản khác nhau, mà còn mua chuộc, trả tiền, lôi
kéo nhiều người khác chia sẻ để tạo độ lan truyền theo kiểu “vết dầu loang”.
- Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đang
tập trung chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XIII. Đây sẽ là thời điểm các thế lực
thù địch và đối tượng phản động tập trung tung “chiêu bài” chống phá. Chúng
triệt để lợi dụng các trang mạng xã hội, blog cá nhân để làm “nóng” các vấn đề
của đất nước như tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí.
- Từ những vấn đề đó, tạo bức xúc, nghi
ngờ, bất bình trong xã hội, kích động tâm lý bất mãn với chính quyền. Đối với
những vấn đề nhạy cảm chính trị xã hội, vụ việc phức tạp thu hút sự quan tâm
của quần chúng sẽ được khai thác, phát tán thành chiến dịch truyền thông trên
mạng xã hội. Trên cơ sở đó, phá hoại tư tưởng, tấn công chia rẽ nội bộ, xuyên
tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang
nhằm phá hoại nội bộ, tác động tiêu cực tới nhận thức, quan điểm, tư tưởng của
cán bộ, đảng viên và nhân dân, gây tâm lý hoang mang, hoài nghi, làm suy giảm
lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước đối với xã hội.
- Sử dụng các fanpage trên mạng, chúng kêu
gọi tập hợp lực lượng, hình thành và công khai hóa tổ chức chính trị đối lập
trá hình; sử dụng internet và mạng xã hội để bày tỏ quan điểm đối lập, lôi kéo
các đối tượng bất mãn, các nhà báo, nhà văn, cán bộ, đảng viên sai phạm, thoái
hóa biến chất, dựng chuyện, viết bài với dụng ý xấu, phát tán rộng rãi trên
cộng đồng mạng. Từ đó, kích động gây rối, biểu tình, thậm chí có hành vi chống
đối chính quyền, gây bất ổn an ninh, trật tự, tạo thời cơ tiến hành “cách mạng
đường phố” tại Việt Nam như các cuộc “cách mạng hoa hồng”, “cách mạng áo vàng”,
“cách mạng dù” xảy ra ở một số nước.
- Cuộc cách mạng khoa học lần thứ tư,
không chỉ tạo ra “một thế giới phẳng”, xóa bỏ mọi ngăn cách về không gian của
xã hội con người mà nó còn tạo ra một “thế giới ảo”, nơi tạo nên sự trộn lẫn
trắng đen, thật giả để các thế lực thù địch và các đối tượng phản động lợi
dụng. Tiếp nhận thông tin nhưng biết chọn lọc thông tin; lắng nghe các quan
điểm nhưng cũng rất cần biết sàng lọc các luận điểm, đó là sự lựa chọn thông
minh trong “thế giới ảo”. Không vững bản lĩnh, không đủ tỉnh táo, hùa theo
những gì “nhặt” được trên “thế giới ảo”, không chỉ đánh mất bản thân mà còn
tiếp tay cho các thế lực, đối tượng phản động lợi dụng truyền bá những luận
điệu thù địch, sai trái./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét