Cứ mỗi
độ Xuân về, khắp nơi râm ran chuyện thưởng Tết. Có anh thưởng cả tỷ đồng, có
nơi vài trăm triệu… Số tiền cả đời khó khăn lắm với tích góp được. Đây là niềm
mơ ước với những người lính.
Từ vùng
núi xa xôi, từ cực Nam của Tổ quốc… Nếu làm một cuộc hành hương về thăm quê
cha, đất tổ ở phía Bắc; gia đình người lính phải nhịn ăn, thắt chặt chi tiêu
khoảng 2 năm.
Nhiều
người sẽ nói sao lại như vậy? Xin làm một phép tính như sau: Lương của một
người có quân hàm Thiếu tá khoảng 9 triệu đồng (đã trừ tiền ăn). Thu nhập khác:
Không có. Nuôi 1 đứa con học đại học hết 3 triệu, cháu thứ 2 học phổ thông 2
triệu/ tháng (mức chi tiêu tối giản). Tiền điện, nước, ga 1,5 triệu. Tiền ăn
cho cả nhà 2 triệu. Chưa kể đình, đám, ốm đau đã hết tháng lương. Một chuyến về
quê tính nhanh tiền vé tàu cho 4 người/lượt hết 6 triệu, quà bánh, mừng tuổi
tiền quay vào đơn vị không dưới 20 triệu một lần về quê. Đến đây chắc mọi người
hiểu là tại sao phải tiết kiệm 2 năm với về được quê.
Từ lâu
nay (từ lời của những ông nghị) bộ đội là “nghề lương cao”. Lương có cao thật
không? Xin thưa: Không.
Bên
ngoài họ thưởng Tết theo tiêu chí gì? Đương nhiên là giá trị chất xám và đóng
góp của cá nhân đó với doanh nghiệp. Vậy người lính có đóng góp gì trong đó
không? Tất nhiên là có. Đó là môi trường hoà bình, ổn định để GDP tăng trưởng
năm sau cao hơn năm trước.
Nên
chăng Chính phủ và Bộ LĐTBXH nên có cái nhìn khách quan để động viên bộ đội (chí
ít mỗi khi Tết đến, Xuân về nên cho mỗi cán bộ, chiến sĩ 1 tháng lương tối
thiểu). Số tiền đó không nhiều nhưng sẽ giúp anh em có thêm một khoản chi tiêu
cần thiết và là sự cổ vũ lớn lao nhất để họ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn,
gian khổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình./.
chúng tôi là công chức hành chinh, hệ số lương rất thấp, thưởng thì chắc chắn là không có rôì. ad cũng đưa chúng tôivào diện "nên hay không nên luôn đi"
Trả lờiXóa